Chuẩn bị tổ chức Hội nghị Phát triển TTCK 2024, dự kiến có lãnh đạo Chính phủ

Thanh Long - 19/02/2024 11:48 (GMT+7)

(VNF) - Được sự chấp thuận của lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN đang khẩn trương chuẩn bị Hội nghị Phát triển TTCK năm 2024. Hội nghị dự kiến sẽ có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia và chia sẻ ý kiến của đại diện các bộ, ngành, các định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp niêm yết và các thành viên thị trường.

VNF
Ảnh minh hoạ

Chia sẻ với báo giới mới đây, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đánh giá năm 2024 sẽ có nhiều yếu tố cơ hội và thách thức đan xen đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để phát triển TTCK an toàn, bền vững, là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ, cụ thể.

Người đứng đầu ngành chứng khoán tiết lộ trước mắt, được sự chấp thuận của lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN đang khẩn trương chuẩn bị Hội nghị Phát triển TTCK năm 2024. Hội nghị dự kiến sẽ có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia và chia sẻ ý kiến của đại diện các bộ, ngành, các định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp niêm yết và các thành viên thị trường.

Theo bà Vũ Thị Chân Phương, những kết quả tích cực của thị trường trong năm 2023 và sự chuyển biến tích cực của tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện đã làm tăng thêm niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường trong giai đoạn đầu năm 2024. Chỉ số VN-Index đã chính thức vượt mốc 1.200 điểm trong phiên khai Xuân Giáp Thìn và đóng cửa ở mức 1.209,7 điểm.

"Sự khởi đầu tích tích cực trong giai đoạn đầu năm tạo kỳ vọng cho TTCK Việt Nam sẽ có một năm 2024 khởi sắc hơn, khi các yếu tố nền tảng như kinh tế vĩ mô và sức khỏe doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện tích cực hơn", Chủ tịch UBCKNN tin tưởng.

Theo lãnh đạo UBCKNN, nhìn một cách tổng thể, TTCK trong nước năm 2024 được dự báo sẽ có gam màu tươi sáng hơn so với năm 2023 nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố tích cực. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chủ động, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay; ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...

Do đó, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì trong nhiều ngành và lĩnh vực, từ đó, tạo điều kiện tốt hơn cho sức khỏe doanh nghiệp tiếp tục đà phục hồi. Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, duy trì tốc độ hồi phục nhanh, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và thế giới.

Trong năm 2024, lãnh đạo UBCKNN cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường, trong đó tập trung hoàn thành xây dựng kế hoạch triển khai đề án Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 hiệu quả.

Đồng thời, UBCKNN sẽ tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng xu hướng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vừa tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các định chế thị trường và nhà đầu tư tham gia.

Cùng với đó, sẽ tiếp tục tái cấu trúc TTCK dựa trên các trụ cột chính đã đề ra, trong đó, chú trọng, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của thị trường, cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho TTCK phát triển bền vững, công khai, minh bạch, xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK.

Ngoài ra, đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức xếp hạng để TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng. Mặt khác, UBCKNN sẽ tập trung công tác chuẩn bị cho Hội nghị Ủy ban Chứng khoán các nước của Tiểu khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2025.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương

Liên quan đến vấn đề nâng hạng TTCK - một trong những mối quan tâm lớn nhất của giới đầu tư hiện nay, Chủ tịch UBCKNN cho biết nâng hạng TTCK là chủ trương chung và đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thời gian qua. Nội dung này cũng đã được nêu tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ và đưa vào Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mới đây nhất, tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng TTCK từ cận biên lên thị trường mới nổi.

Người đứng đầu ngành chứng khoán cho hay trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện các tiêu chí quan trọng do các tổ chức xếp hạng quốc tế đề ra. Theo đó, UBCKNN tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành; đồng thời tổ chức gặp gỡ, làm việc ở trong và ngoài nước với các tổ chức xếp hạng quốc tế, các định chế tài chính quốc tế lớn và các thành viên thị trường để cùng nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tháo gỡ các nội dung còn vướng mắc trong công tác nâng hạng của TTCK Việt Nam.

Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trong thời gian tới, đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Những vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ.

"Song song với việc hoàn thiện các tiêu chí chính của các tổ chức xếp hạng quốc tế, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện quy định trong nước trên cơ sở nghiên cứu các quy định và thông lệ quốc tế để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, tạo môi trường thuận lợi thu hút nhà đầu tư quốc tế và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài", Chủ tịch UBCKNN cho biết.

Theo bà Vũ Thị Chân Phương, việc nâng hạng TTCK phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh sự nỗ lực cao nhất của cơ quan quan quản lý, để đem lại kết quả như kỳ vọng thì cần sự tham gia và quyết tâm của các bộ, ngành có liên quan.

Bên cạnh đó, việc nâng hạng còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam nên rất cần sự chung sức của các thành viên thị trường trong cung cấp dịch vụ, các công ty niêm yết, đặc biệt là các tổ chức niêm yết lớn trong vấn đề công bố thông tin minh bạch, công bố thông tin bằng tiếng Anh, quản trị công ty theo thông lệ tốt…

Vấn đề vướng mắc lớn nhất của Việt Nam để FTSE Russell thực hiện nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi là xử lý vấn đề phải ký quỹ trước khi giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức.

Trong khi các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã có nghiệp vụ cho vay ký quỹ để giải quyết vấn đề này, theo quy định hiện nay, các nhà đầu tư tổ chức đều phải thực hiện ký quỹ 100% trước khi giao dịch, và điều này chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Để xử lý vấn đề này có thể được thực hiện 2 phương thức. Dài hạn là áp dụng Mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP). Còn trong ngắn hạn, các công ty chứng khoán sẽ thực hiện hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức (Non Prefunding Solution – NPS). Bộ Tài chính theo kế hoạch trong năm 2024 sẽ sửa đổi một số văn bản pháp lý có liên quan để có thể triển khai mô hình NPS.

FTSE Russell sẽ dựa trên phản hồi từ các nhà đầu tư để đánh giá mô hình NPS có hoạt động hiệu quả hay không, và việc quyết định phân loại Việt Nam vào EM của FTSE Russell có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 9/2024 (kịch bản tích cực) hoặc tháng 3/2025 (kịch bản cơ sở) và sẽ có hiệu lực vào 6 tháng sau đó.

Với mức vốn hóa free float của thị trường Việt Nam đang vào khoảng 35 tý USD – bằng khoảng 1/4 Indonesia và Thái Lan, từ đó ước tính tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số FTSE EM vào khoảng 0,7%– 1,0% và FTSE Global là 0,1%. Điều này có thể giúp Việt Nam ngay lập tức thu hút được khoảng 1,7 – 2,5 tỷ USD khi quyết định nâng hạng có hiệu lực.

Công ty Chứng khoán SSI

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

(VNF) - Hàn Quốc đang chìm trong cơn sốt siêu xe hạng sang bất chấp suy thoái kinh tế kéo dài, với một số thương hiệu ô tô danh tiếng thế giới phá kỷ lục doanh số hàng năm.

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

(VNF) - Theo lộ trình, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi vào năm 2025. Tuy nhiên, để tránh tạo thêm gánh nặng cho người nộp thuế trước những quy định đã lỗi thời, nhiều ý kiến cho rằng, một số bất cập của thuế thu nhập cá nhân nên được sửa ngay trong năm 2024.

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

(VNF) - Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – CTCP từng tham gia đấu và trúng thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 8.414,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông chính của Tổng công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chiếm 46,49% vốn điều lệ).

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

(VNF) - Nữ Chủ tịch 82 tuổi Nguyễn Bạch Tuyết nhận thù lao 7 tỷ/tháng, bầu Đức quyết tâm xóa lỗ lũy kế cuối năm nay, 'công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

(VNF) - Tưởng chừng sẽ nhàn rỗi sau quyết định “nghỉ hưu”, nhà đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos vẫn giữ cho mình nhịp sống bận rộn mỗi ngày.

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

(VNF) - Bất chấp những động thái từ cơ quản nhà nước, nhằm kiểm soát giá vàng, ổn định thị trường, tuy nhiên vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp, bỏ xa giá vàng thế giới. Vậy với các nhà đầu tư cá nhân thì lựa chọn sao cho hợp lý trong bối cảnh này.

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội sống còn của các doanh nghiệp.

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác của họ đang chiến đấu trong một “trận chiến sinh tồn” ở thị trường Trung Quốc, khi các đối thủ địa phương đang vượt xa họ về doanh số.

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

(VNF) - Bước sang tháng 4/2024, bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng có nhiều xáo trộn. Trong đó, thương hiệu Hyundai vượt mặt Ford để giữ vị trí thứ hai hay Kia vươn lên vị trí thứ 4 dù tháng trước thứ 6.

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

(VNF) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường sản phẩm của TP.HCM có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.