Chủ tịch Vinatex: Năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng trước dịch Covid-19

Thế Hải - 13/02/2021 07:33 (GMT+7)

Chủ tịch HĐQT Vinatex cho rằng, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành, dự kiến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may toàn cầu mới quay lại ngưỡng 2019

VNF
Chủ tịch HĐTV Vinatex, ông Lê Tiến Trường dự báo: dự kiến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may toàn cầu mới quay lại ngưỡng 2019

Năm 2020 là năm đầu tiên sau 25 năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu toàn thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thì mức giảm 10,5% của dệt may Việt Nam được cho là mức giảm thấp.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới không bị cách ly, dừng sản xuất. Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho xuất khẩu dệt may Việt Nam có mức suy giảm thấp nhất xét về mặt hàng quần áo trong top 5

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ: "Chúng ta vừa trải qua một năm sản xuất kinh doanh đặc biệt nhất trong lịch sử phát triển của Tập đoàn với tất cả những diễn biến thị trường và xã hội chưa từng trải qua. Mọi kinh nghiệm và giải pháp trong quá khứ không còn phát huy tác dụng để giải quyết được vấn đề như trước".

Theo dự báo của nhiều tổ chức trong đó có Vinatex và McKinsey, 2021–2023 là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành. Dự kiến đến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng 2019.

Chỉ ra một loạt đặc điểm của cạnh tranh khi thị trường trở nên khác biệt hoàn toàn khi thị trường trong thời điểm phục hồi sau dịch, ông Lê Tiến Trường cho biết: "Lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp truyền thống và lớn như trong Tập đoàn có nguy cơ bị xoá nhòa sau thời gian dừng vì dịch bệnh, các đối thủ sẽ bắt đầu ở cùng một vạch xuất phát mới. Khách hàng truyền thống bị thay thế, phá sản, thu hẹp quy mô và thị trường xuất hiện các nhãn hàng mới".

"Việc chỉ dựa trên khách hàng truyền thống sẽ không đảm bảo duy trì được thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thay đổi làm ảnh hưởng đến tính cân bằng của năng lực sản xuất hiện có. Sẽ xuất hiện các khu vực thừa cung và cả những khu vực cần đầu tư mới hoặc chuyển đổi để đáp ứng thị trường", ông Trường dự báo.

Trong thời gian này, các quốc gia tranh thủ quá trình sắp xếp lại chuỗi cung ứng để tranh giành những thị phần mới một cách quyết liệt, đồng thời, đơn giá hàng hoá giảm mạnh.

Lãnh đạo Vinatex khẳng định, giai đoạn 2021-2023 sẽ là giai đoạn quyết định cho sự phục hồi, đổi mới năng lực cạnh tranh, vươn tới vị thế bền vững hơn cho doanh nghiệp, hoặc tụt hậu và bị bỏ rơi dần khỏi cuộc chơi. Trong đó, năm 2021 sẽ là năm xuất phát, mang tính then chốt, quyết định cả hướng đi và tốc độ của doanh nghiệp.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2020, Việt Nam lại đứng trước tình thế bất định riêng với việc Mỹ điều tra về Thao túng tiền tệ theo điều khoản 301 Luật Thương Mại, bao gồm cả nguy cơ có những thay đổi về thuế quan với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Như vậy, bên cạnh xu thế phục hồi chưa rõ rệt của thị trường và việc đi vào thực thi các hiệp định RCEP, EVFTA mang tính tích cực cho sản xuất kinh doanh 2021, thì ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể đứng trước thách thức mới về lợi thế cạnh tranh vào Mỹ – thị trường lớn nhất của chúng ta. Điểm khác biệt duy nhất so với 2020 đó là, chúng ta cơ bản nhận diện được tình hình của 2021 chứ không hoàn toàn bất ngờ.

Trong bối cảnh đó, Vinatex đã đặt ra các mục tiêu cần chinh phục, trong đó có giải pháp nâng cao năng lực sản xuất theo mô hình OEM; Chuyển đổi số cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà trước hết là quá trình quản trị sản xuất – tồn kho – logistics, đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới; đảm bảo an toàn tài chính để phát triển dài hạn.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.