Chủ tịch TP. HCM Phan Văn Mãi đề xuất lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Nam Phương - 29/11/2022 07:09 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi mới đây đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét sớm thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như một số nước đang làm. Nhiều doanh nghiệp của TP cũng đề nghị nới room tín dụng và giảm lãi suất cho người mua nhà nhằm kích cầu.

Quỹ bảo lãnh sẽ giúp thanh khoản thông suốt

Kiến nghị của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi về việc Chính phủ thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như một số nước đang làm đã phản ánh tâm tư của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như doanh nghiệp.

Ngày 27/11, tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã kiến nghị Chính phủ thành lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, với quỹ bảo lãnh hoặc quỹ bình ổn thị trường trái phiếu thì Hàn Quốc đã làm và thành công, mục tiêu của quỹ là thu dọn nợ xấu sang một bên và bơm vốn để dòng tiền vận hành bình thường trở lại. Quỹ bình ổn trái phiếu sẽ tham gia mua lại trái phiếu để thanh khoản thông suốt, doanh nghiệp và nhà đầu tư bớt khó khăn. Tại Hàn Quốc, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có quỹ bảo lãnh và đảm bảo thanh toán đến kỳ hạn.

“Hiện nay, ta chưa có cơ chế sử dụng dòng tiền ngân sách chưa giải ngân đang nằm trong ngân hàng thương mại để xử lý trái phiếu, dù có một khoản vốn đầu tư công không nhỏ đang bị đọng tại hệ thống ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh thanh khoản thị trường cạn kiệt như hiện nay, có thể nghĩ tới trích một phần trong số đó để lập quỹ bảo lãnh”, ông Hiệp cho hay.

Theo luật sư Lê Văn Trường (Đoàn luật sư TP. HCM) muốn ngân hàng thương mại tham gia “giải cứu” trái phiếu cũng rất khó, vì Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 16/2021/TT-NHNN siết hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, chỉ còn cách thành lập quỹ bảo lãnh.

“Việc sử dụng ngân sách để lập quỹ cứu trái phiếu dù khó khăn nhưng nếu quyết tâm thì không phải không khả thi, bởi 'tử huyệt' của thị trường vốn hiện nay chính là trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, ưu tiên cần kíp nhất giai đoạn hiện nay là phải ổn định thị trường trái phiếu”, ông Trường nói.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng khi thanh khoản thị trường trái phiếu tăng thì thị trường sẽ tốt lên. Theo đó, Thông tư 16 nên cho phép các ngân hàng thương mại được linh hoạt hơn trong việc mua lại trái phiếu đã bán ra của các tổ chức phát hành khác ngân hàng thì thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn. Nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu riêng lẻ siết chặt đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu. Tuy nhiên, quy định về “người chơi” nên có độ phủ rộng hơn, nên xem xét lại các điều kiện để nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia vào trái phiếu riêng lẻ hoặc các loại hình trái phiếu khác.

Còn theo bà Hạnh Nhung, giám đốc một công ty tư vấn tài chính, hiện nay, thị trường trái phiếu đang trong cảnh “vàng thau lẫn lộn”, doanh nghiệp tốt cũng bị nhà đầu tư bán tháo trái phiếu như doanh nghiệp xấu. Vì vậy, cần có ngay các giải pháp tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.

“Nên có những quy định về việc các tổ chức phát hành có những hội đồng trái chủ để có thể có những thoả thuận, đàm phán với trái chủ. Trong lúc khó khăn, hội đồng trái chủ có thể đồng ý gia hạn thanh toán chi trả cho trái chủ”, bà Nhung khuyến nghị.

Nên mở room tín dụng cho người mua thực

“Trong rất nhiều giải pháp thì tôi cho rằng việc mở lại room tín dụng cho người mua nhà để những người có nhu cầu thật sự có cơ hội sở hữu sản phẩm bất động sản và các chủ đầu tư cũng có cơ hội thoát hàng tồn là quan trọng. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản thì nguồn thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất chứ không phải từ nguồn tín dụng ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp”, ông Trần Đình Dũng, giám đốc kinh doanh của Công ty bất động sản Hồng Phát (quận 7, TP. HCM) chia sẻ.

Theo ông, Dũng, việc lựa chọn giải ngân tín dụng cho các chủ đầu tư sẽ do các ngân hàng thương mại lựa chọn và đánh giá, dựa trên các tiêu chí đối với từng chủ đầu tư và với từng dự án (ví dụ đã nộp toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất, sạch về pháp lý, đã được phê duyệt, được NHTM đánh giá là có tiềm năng thị trường...)

Dẫu vậy, cách thức triển khai như thế nào để đạt mục tiêu làm ấm lại thị trường và vẫn tránh được dòng tiền không chảy vào giới đầu cơ lướt sóng là điều nhiều chuyên gia lưu ý.   

TS kinh tế Nguyễn Minh Hòa (TP. HCM) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn về tiêu chí về đối tượng là người mua nhà, không chỉ chứng minh có thu nhập mà cần chứng minh có nhu cầu sử dụng thật để hạn chế đầu cơ, chẳng hạn như người mua nhà phải chứng minh được là gia đình có thu nhập chịu thuế từ 500 triệu đồng trở lên và có từ 2 con trở lên, ở độ tuổi trên 18 tuổi hoặc áp dụng chính sách với người mua nhà lần đầu.

TS Hòa cũng cho rằng cần “cân nhắc” hỗ trợ một nguồn lực nhất định cho người lao động nghèo, công nhân chưa có nhà được vay để mua căn hộ, hoặc nhà ở theo tiêu chuẩn trung cấp trở xuống. Điều này sẽ tạo dòng tiền mới cho thị trường, vừa kết hợp người dân mua nhà để ở theo tinh thần tự chọn lựa căn nhà phù hợp.

Nguồn vốn này nên tập trung ở những vùng phù hợp với giá trị kinh tế phát triển, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm, không để dòng tiền chảy tiếp vào bất động sản đầu cơ, lướt sóng. Cách thức thực hiện là khi tiền về chủ đầu tư thì ngân hàng giám sát và thu tiền lại ngay, hay nói cách khác là ngân hàng phát vay đến đâu thu nợ đến đó. Làm được như vậy thì rủi ro ngân hàng thấp hơn, kiểm soát được thu nợ và tránh rủi ro chủ đầu tư mang tiền đi thực hiện dự án khác hoặc mục đích khác.

Còn theo TS Nguyễn Hoàng Hiệp, cần rà soát quy trình giám sát, định giá, bảo lãnh để các nhà đầu tư thứ cấp và người có nhu cầu mua được vay dễ dàng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều chỉnh lãi vay cho người mua nhà phù hợp với đối tượng vay thì khả năng mới giải quyết được tồn kho hiện nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls-Royce, Bentley bán chạy 'như tôm tươi'

(VNF) - Hàn Quốc đang chìm trong cơn sốt siêu xe hạng sang bất chấp suy thoái kinh tế kéo dài, với một số thương hiệu ô tô danh tiếng thế giới phá kỷ lục doanh số hàng năm.

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Đã lạc hậu sao phải chờ đến 2025?

(VNF) - Theo lộ trình, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi vào năm 2025. Tuy nhiên, để tránh tạo thêm gánh nặng cho người nộp thuế trước những quy định đã lỗi thời, nhiều ý kiến cho rằng, một số bất cập của thuế thu nhập cá nhân nên được sửa ngay trong năm 2024.

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

Liên tiếp trúng loạt gói thầu lớn, Thiết bị Điện Đông Anh kinh doanh ra sao

(VNF) - Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – CTCP từng tham gia đấu và trúng thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 8.414,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông chính của Tổng công ty là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (chiếm 46,49% vốn điều lệ).

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

(VNF) - Nữ Chủ tịch 82 tuổi Nguyễn Bạch Tuyết nhận thù lao 7 tỷ/tháng, bầu Đức quyết tâm xóa lỗ lũy kế cuối năm nay, 'công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

Một ngày của tỷ phú Jeff Bezos: Ngủ đủ 8 tiếng, thích ăn vặt ven đường

(VNF) - Tưởng chừng sẽ nhàn rỗi sau quyết định “nghỉ hưu”, nhà đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos vẫn giữ cho mình nhịp sống bận rộn mỗi ngày.

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

Xếp hàng mua vàng khi gần 100 triệu/lượng: Chuyên gia cảnh báo, sau đợt tăng mạnh là 1 nhịp giảm

(VNF) - Bất chấp những động thái từ cơ quản nhà nước, nhằm kiểm soát giá vàng, ổn định thị trường, tuy nhiên vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp, bỏ xa giá vàng thế giới. Vậy với các nhà đầu tư cá nhân thì lựa chọn sao cho hợp lý trong bối cảnh này.

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

'Số hóa như dao đã kề sát cổ, là cơ hội sống còn của doanh nghiệp'

(VNF) - Theo TS Lê Xuân Nghĩa, số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội sống còn của các doanh nghiệp.

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

Các hãng xe Mỹ đuối sức trong ‘trận chiến sinh tồn’ ở Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và các đối tác của họ đang chiến đấu trong một “trận chiến sinh tồn” ở thị trường Trung Quốc, khi các đối thủ địa phương đang vượt xa họ về doanh số.

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

10 thương hiệu ô tô bán chạy tháng 4: Xáo trộn thứ bậc, Hyundai vượt mặt Ford

(VNF) - Bước sang tháng 4/2024, bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng có nhiều xáo trộn. Trong đó, thương hiệu Hyundai vượt mặt Ford để giữ vị trí thứ hai hay Kia vươn lên vị trí thứ 4 dù tháng trước thứ 6.

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

Cơ hội 790 triệu USD giá trị tín chỉ carbon của TP.HCM

(VNF) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường sản phẩm của TP.HCM có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.