Chủ tịch GP. Invest Nguyễn Quốc Hiệp: 'Thành bại nằm ở việc ra quyết định đầu tư'

Anh Hùng - 06/05/2016 15:55 (GMT+7)

(VNF) - Thuyền trưởng của GP. Invest trải lòng với VietnamFinance về những bí quyết kinh doanh đã giúp công ty "đi nhanh, tiến chắc" trên thị trường bất động sản Hà Nội.

Không chọn dự án theo phong trào

Ông Nguyễn Quốc Hiệp được xem là thuyền trưởng của GP. Invest trong quá trình hoạt động 9 năm qua. Từ chỗ ban đầu thành lập chỉ có 10 cổ đông và vốn chỉ có 65 tỷ, giờ đây, GP. Invest giờ đây đang đầu tư những dự án lớn như Tràng An Complex có vốn đầu tư tới 2.400 tỷ đồng. Công ty cũng hoạt động hiệu quả, với tỷ suất lợi nhuận lên tới 250% trong 9 năm qua, nghĩa là cổ đông bỏ ra 1 tỷ đồng ban đầu thì đã thu về 2,5 tỷ đồng. 

Để làm được điều đó, vị lãnh đạo từng xuất thân từ... doanh nghiệp nhà nước này cho biết đã trải qua một quá trình "tự chuyển hoá để thích nghi theo cơ chế thị trường, thích nghi với cơ chế cạnh tranh lành mạnh".Nhờ thay đổi và thích nghi tốt nên ông đã trở thành người đứng đầu công ty nhà nước hiếm hoi thành công khi vận hành công ty tư nhân. Và đó cũng có thể là "bí quyết" thành công của ông khi chuyển nghề từ nhà thầu xây dựng sang đầu tư bất động sản khi nghỉ hưu tại Contrexim.

Hồi còn làm Tổng giám đốc Contrexim Holdings, Công ty cũng đã đầu tư một số dự án bất động sản, nhưng hoạt động chính vẫn là xây dựng. Đã có mấy chục năm trong nghề, ông Hiệp nhận thấy, nghề xây dựng vô cùng vất vả và hiệu quả thấp, nếu không mất mát, thua thiệt thì lợi nhuận chỉ khoảng 4-5%. Còn nếu đầu tư bất động sản vào lúc thị trường đang lên hay mua đất lúc rẻ thì lợi nhuận có thể gấp 10 lần xây dựng. Nếu xây dựng chỉ đơn thuần là nhận thầu, quản lý công trình, đổ bê tông, xây tường thì đầu tư bất động sản đau đầu hơn nhiều: phải xem thiết kế thế nào cho chuẩn để bán được hàng, rồi quản lý thế nào để chuẩn tiến độ, chiến lược kinh doanh và tiếp thị thế nào cho hợp lý.

Nhưng vấn đề đầu tiên và khó nhất trong đầu tư bất động sản trong mắt ông Hiệp lại là quyết định đầu tư. "Nghĩa là xem chỗ này có nên đầu tư hay không, mà đầu tư thì xây cái gì. Điều đó đòi hỏi phải có tư duy và người làm bất động sản giỏi hay không là phải giải quyết được bài toán đó", ông Hiệp giải thích.

Để ra được quyết định đầu tư cũng không hề đơn giản. "Quyết định đầu tư đúng đòi hỏi có sự quyết liệt, tri thức, khả năng phân tích, tư duy sắc sảo và cả sự dũng cảm. Đối với dự án bất động sản có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ, nếu thất bại thì công ty sẽ không còn gì, còn khi thành công thì mọi người đều rất phấn khích, nhưng ít người biết rằng khi ra quyết định đầu tư là cả sự dũng cảm, quyết liệt và có cả sự lo lắng", ông nói. "Nếu làm xây dựng, tốt thì cũng được 4-5%, còn ít thì cũng còn 1%, thậm chí nếu nợ xấu thì cũng không chết ngay, chứ còn đầu tư bất động sản mà dự án không bán được thì sẽ doanh nghiệp sẽ chết ngay". Đó là chính là điểm khác biệt mà ông Hiệp đúc rút được khi chuyển từ vai trò là nhà thầu xây dựng sang đầu tư bất động sản.

Sang lĩnh vực kinh doanh mới, có nhiều thời điểm ông Hiệp đối diện với những quyết định khó khăn.Ngay từ khi thành lập GP. Invest vào năm 2007, ông Hiệp đã có quan điểm là nếu đầu tư bất động sản ở Hà Nội thì chỉ đầu tư từ Vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố, còn ngoài Vành đai 3 thì không. 

Nhớ lại thời đó, thị trường bất động sản bùng nổ, nhà nhà đầu tư bất động sản, cứ chỗ nào có đất là lập dự án.GP. Invest cũng được Hà Nội đồng ý cho lập dự án đầu tư dự án nhà ở 20ha ở Đức Thượng, huyện Hoài Đức. Công ty mới thành lập nên có dự án như thế không khác gì "trời cho" nhưng ông Hiệp dứt điểm không lấy. 

Nhiều người cũng đặt câu hỏi sao lại bỏ qua cơ hội ngàn vàng như vậy, bởi nhiều dự án khác ở Hoài Đức đang bán đắt như tôm tươi. Ông Hiệp lại cho rằng, những khu vực hạ tầng, tiện ích không có thì khó có thể kinh doanh được. Giờ đây, chứng kiến nhiều dự án "chết lâm sàng" ở khu vực Hà Tây cũ vì không có thanh khoản, nằm "đắp chiếu", ông Hiệp cũng thấy may mắn vì đã quyết định đúng.

Nhưng đầu tư bất động sản không phải lúc nào cũng thuận. Dự án đầu tay của GP. Invest tại 170 Đê La Thành gặp đúng lúc thị trường sốt nóng, nhưng sau đó thị trường tụt dốc và khi đầu tư dự án tiếp theo là Nam Đô Complex tại Trương Định thì thị trường rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp lúc đó cực kỳ khó khăn, một số đã phải rút lui, nhiều dự án dừng thi công. 

GP. Invest lúc đó cũng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: nếu đầu tư cả 2 toà nhà một lúc thì bán thế nào hay chỉ đầu tư một toà để giảm thiểu rủi ro? Nhưng ông Hiệp cương quyết: nếu chỉ đầu tư một toà nhà thì sẽ khuôn viên dự án không hoàn chỉnh, trang thiết bị, hạ tầng, tầng hầm thông giữa 2 toà cũng không thể nửa vời. 

Vì thế, thay vì trì hoãn như nhiều dự án khác, ông Hiệp quyết định sẽ triển khai thật nhanh cả dự án để thời gian đọng vốn trong xây dựng cơ bản ngắn nhất và vốn vay chịu tiền lãi ít nhất. Quyết tâm vậy nên dự án hoàn thành trước tiến độ 3-4 tháng so với cam kết.

Nhưng lại một lần nữa, ông Hiệp lại gặp phải vấn đề nan giải: giữ giá để có lợi nhuận lớn hay giảm giá để bán nhanh hơn? Nhận thấy khu vực này phù hợp với những khách hàng có thu nhập trung bình, những người có nhu cầu nhà ở bức thiết và người ngoại tỉnh làm việc ở Hà Nội, nên giá bán chỉ ở mức trung bình nhưng chất lượng tương đối tốt nên nếu bán với giá 30 triệu đồng/m2 thì sẽ khó tìm được người mua. Vì thế, ông Hiệp chấp nhận giảm giá xuống còn 22-23 triệu đồng/m2. 

Khi đề xuất phương án giảm giá cho cả người đã mua, trong chính Công ty cũng có ý kiến trái chiều vì lợi nhuận sẽ ít đi, nhưng ông Hiệp giữ quan điểm "khách hàng mua trước là người đồng hành và gửi gắm niềm tin vào mình nên nếu giảm cho người mới mà không giảm cho người cũ thì không hợp tình, cạn tàu quá. Làm ăn đàng hoàng mới bền được". Nhờ đó Nam Đô Complex bán hết hơn 860 căn hộ vào đầu năm 2014.

Chăm chút sản phẩm để cạnh tranh

Mới nghe những gì ông làm, không ít người nghĩ ông quá chỉn chu và cẩn thận, và có thể nói là khó tính. Mặc dù đứng đầu một công ty bất động sản đang đầu tư những dự án có vốn hàng nghìn tỷ đồng, ông vẫn chú ý đến từng chi tiết nhỏ.

Tại dự án Tràng An Complex, ông xem xét từ chiếc công tắc điện trước khi chọn mua cái nào tốt hơn. Thậm chí, đến gỗ lát sàn ông còn đem về ngâm thử trong nước xem có bị biến dạng hay không. Ông còn khó tính đến mức, nhà mẫu dự án phải đập đi làm lại 3 lần ông mới ưng ý. Với ông, dự án như đứa con tinh thần.

"Người mua nhà sẽ không nhớ nhà thầu là ai, mà chỉ biết do GP.Invest làm chủ đầu tư, hay dân dã hơn là nhà do ông Hiệp xây dựng. Vì thế, uy tín và danh dự của công ty, của cá nhân ông gắn liền với chất lượng sản phẩm và ông cho rằng "chủ dự án càng tỷ mỷ thì chất lượng xây dựng càng tốt", ông nói.

Nếu vật tư dùng cho công trình tìm mua không có, thì ông yêu cầu phải đổi vật tư cùng đẳng cấp rồi trình mẫu để kiểm tra và nghiệm thu sau đó mới đưa vào sử dụng. Ông tự tin là chủ đầu tư có biện pháp quản lý chất lượng chặt chẽ và ông nắm dự án như lòng bàn tay. 

Ông quan niệm dù làm Nhà nước hay tư nhân, tính cách ông vẫn vậy: chỉn chu, minh bạch và đàng hoàng. Ông thừa nhận, tính cách đó ông được thừa hưởng từ mẹ ông, một người đã kinh doanh rất thành công mặc dù chỉ học hết tiểu học.

Nói như vậy không có nghĩa ông là người bảo thủ.Trước đây làm trong công ty xây dựng nhà nước thì cơ chế và vận hành khác, còn bây giờ làm chủ công ty tư nhân chuyên đầu tư bất động sản đòi hỏi ông phải thay đổi để thích nghi. Cùng thời với ông, rất nhiều các chủ tịch, tổng giám đốc công ty xây dựng nhà nước khi nghỉ hưu cũng tiếp tục làm tư nhân như ông nhưng chưa thấy ai thực sự thành công.

Ông Hiệp nhìn nhận, đầu tư bất động sản như làm dâu trăm họ, trong xây dựng không thể tránh khỏi sai sót và khách hàng có nhiều ý kiến khác nhau. Để thoả mãn khách hàng, doanh nghiệp phải lắng nghe, biết cân đối, hài hoà lợi ích doanh nghiệp và khách hàng, đôi khi doanh nghiệp phải biết chấp nhận thiệt hơn về phía mình.

Ở cái tuổi đáng lẽ nghỉ hưu nhưng nhiệt huyết làm việc của doanh nhân Nguyễn Quốc Hiệp vẫn không dừng lại. Ông tiết lộ, sau khi hoàn thành dự án Tràng An Complex, GP.Invest sẽ đầu tư dự án biệt thự và nhà liền kề tại 67 Trương Định và chung cư 32 tầng tại số 9 Phạm Văn Đồng. Ông xác định, GP. Invest không thần tốc để trở thành một tập đoàn, mà làm đến đâu chắc đến đó, tạo ra những sản phẩm giá trị và chất lượng thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng cao. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.