Chủ tịch CMC: Với hạ tầng số, Việt Nam đã sẵn sàng 'cất cánh' theo hình chữ V

Ngọc Lưu - 24/05/2020 13:33 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính cho rằng việc chuyển đổi số và xây dựng xã hội số sẽ giúp Việt Nam cất cánh nhanh hơn, theo như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là phát triển theo hình “chữ V”.

VNF
Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính.

Như VietnamFinance đã thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam. Tại lễ phát động, 11 doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam đã công bố cam kết tham gia chiến dịch.

VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trung Chính về tương lai của Cloud trong chuyển đổi số.

- Thưa ông, ông có thể chia sẻ về vai trò và tầm quan trọng của Cloud trong việc phát triển kinh tế số?

Ông Nguyễn Trung Chính: Hạ tầng số đặc biệt quan trọng trong kinh tế số và phát triển xã hội số. Trong hạ tầng số thì hạ tầng về dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu điện toán đám mây đóng vai trò lớn, là “xương sống” của hạ tầng số. Mọi người hay gọi điện toán đám mây là “i-Cloud”, nhưng theo tôi từ bây giờ chúng ta nên gọi là “V-Cloud” – là hạ tầng điện toán đám mây của Việt Nam, xây dựng bởi người Việt Nam cho người Việt sử dụng.

Các doanh nghiệp Việt đã có các hạ tầng vật lý kết nối như các Data Center (trung tâm dữ liệu), nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần hạ tầng về dữ liệu. Nền tảng để đảm bảo cho hạ tầng dữ liệu chính là Cloud. Với sự ra mắt của Liên minh Điện toán đám mây Việt Nam hôm nay, tôi rất tin tưởng chúng ta sẽ có một nền tảng điện toán đám mây Việt Nam, mà tôi đặt là “V-Cloud”.

Tôi hi vọng trong một tương lai không xa, V-Cloud không chỉ phục vụ cho các dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam mà còn hoàn toàn có thể cung cấp ra khu vực và thế giới, với giấc mơ Việt Nam có thể trở thành quốc gia cung cấp được hạ tầng số mà tôi gọi là “Digital Hub”, trước mắt là cho châu Á – Thái Bình Dương.

- Ông đánh giá như thế nào về thực trạng và năng lực điện toán đám mây của Việt Nam hiện nay?

Chúng ta đều biết mọi việc đều cần có sự khởi đầu. Vài ba năm gần đây, các doanh nghiệp công nghệ thông tin – viễn thông lớn đều đã có những bước đầu chuẩn bị về điện toán đám mây, xây dựng Cloud riêng với hệ thống bảo mật vững chắc…

Ví dụ tại Tập đoàn Công nghệ CMC đã chính thức công bố ra mắt nền tảng hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp & tổ chức – C.OPE2N mà trong đó hạ tầng nền tảng số chính là C.Cloud, tuân thủ đúng theo bộ tiêu chuẩn của Cục An toàn thông tin. Có thể nói, chúng ta đang xây dựng Cloud theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện nay các khách hàng của CMC, VNG… cũng có những khách hàng quốc tế, ví dụ như CMC đang cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho SAMSUNG SDS.

Tuy nhiên nếu nói các công ty điện toán đám mây Việt Nam đã có thể ngang bằng với các công ty hàng đầu thế giới như Microsoft, Amazon… thì cần sự nỗ lực nhiều hơn. Một công ty chỉ là các cá thể đơn lẻ và khó có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Do đó, khi liên minh lại với nhau thì các doanh nghiệp có sự cộng hưởng và tạo nên sức mạnh lớn, từ số lượng kĩ sư, con người, hạ tầng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ (ví dụ 40.000 doanh nghiệp CNTT liên kết lại sẽ có lực lượng hàng trăm nghìn kĩ sư CNTT).

- Ngành công nghệ thông tin đã có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam trong thời gian qua?

Dịch bệnh Covid-19 đang tác động tới tất cả các quốc gia trên thế giới, có thể nói đây là một cuộc “đại khủng hoảng” kéo theo rất nhiều hệ lụy. Hàng loạt quốc gia bị đóng băng, không thể hoạt động được để thúc đẩy kinh tế.

Việt Nam may mắn đã đối phó được bước đầu để ổn định tình hình trong nước, trong đó việc ứng dụng CNTT trong xử lý, phát hiện, theo dõi, truy vết các trường hợp nghi nhiễm được người dân trong nước cũng như báo đài quốc tế đánh giá cao. Chúng ta cũng đẩy mạnh E-learning, họp trực tuyến, làm tại nhà, khám chữa bệnh từ xa…

Hiện nay, Tập đoàn CMC cũng đang phối họp với các hãng công nghệ lớn để triển khai ứng dụng làm việc nhóm như Microsoft Teams trong toàn tập đoàn và cho các khách hàng doanh nghiệp. Đây là các giải pháp công nghệ hỗ trợ làm việc online, làm việc từ xa hàng đầu thế giới do CMC là đối tác chiến lược được ủy quyền phân phối tại thị trường Việt Nam.

Đây chính là “trong nguy có cơ”, qua việc này các doanh nghiệp CNTT có cơ hội thể hiện năng lực và giúp đỡ các doanh nghiệp khác chuyển đổi số. Tôi tin rằng chuyển đổi số và xây dựng xã hội số sẽ giúp Việt Nam cất cánh nhanh hơn, theo như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là phát triển theo hình “chữ V”.

- Ông nhận xét như thế nào về chiến dịch phát động thúc đẩy chuyển đổi số bằng điện toán đám mây của Bộ TT&TT?

Tôi đánh giá cao cách dẫn dắt của Bộ TT&TT, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận thức được rằng đây là “cơ hội trăm năm” của ngành CNTT. Với tinh thần và sự quyết liệt ấy, Bộ đã đưa ra 1 sáng kiến là hàng tuần, ngành CNTT sẽ đưa ra sản phẩm mới, ứng dụng CNTT mới giúp cho Chính phủ, xã hội và doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và tạo tiền đề phát triển kinh tế đất nước.

Vừa qua đã có rất nhiều hạ tầng ứng dụng đã được công bố và triển khai với tốc độ nhanh kỉ lục như hội họp trực tuyến, cổng dịch vụ hành chính công… Tôi đánh giá cao động thái quyết liệt, thần tốc của Chính phủ, của các Bộ ban ngành cũng như các địa phương trong việc chủ động thúc đẩy ứng dụng số.

- Hiện nay Quốc hội đang xem xét thông qua EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU). Là một doanh nghiệp lớn trong ngành CNTT, ông đánh giá như thế nào về cơ hội của doanh nghiệp CNTT để tham gia vào thị trường EVFTA?

Việt Nam là một quốc gia khá “đặc biệt” trong con mắt của ASEAN cũng như trong đánh giá của EU, vì chúng ta có nhiều quan hệ hợp tác với các nước. EVFTA không chỉ mở ra cơ hội thị trường cho Việt Nam mà chính là kết nối 2 khối lớn: ASEAN với 600 triệu người có năng lực sản xuất, sáng tạo phong phú và khối các quốc gia thịnh vượng châu Âu có nền tảng khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc.

Việc cộng hưởng 2 nền kinh tế lớn sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ hơn thông qua việc làm “cửa ngõ” kết nối giao thương thương mai, kết nối việc cung cấp và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ số.

Chúng tôi – các doanh nghiệp CNTT Việt rất muốn được kết nối với các doanh nghiệp số lớn của Đức, Đan Mạch, Hà Lan… Tôi tin rằng cơ hội mà Hiệp định đem lại sẽ giúp GDP Việt Nam cất cánh nhanh hơn trong thời gian tới.

- Liệu các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã sẵn sàng cho việc “cất cánh” này, thưa ông?

Nếu chúng ta có các sản phẩm dịch vụ thích ứng đúng theo nhu cầu thị trường, và liên kết tạo thành sức mạnh lớn thì theo tôi hoàn toàn có thể.

Hiện nay Vinfast đã bắt đầu có những bước chân vững chắc trên thị trường châu Âu, hay CMC chúng tôi cách đây 10 năm đã bắt tay với đối tác Đan Mạch để chuyển giao các ứng dụng quản trị doanh nghiệp vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, có kĩ năng làm việc tốt trong ngành, chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục được 1 thị trường với nhu cầu cao như châu Âu nhưng lại thiếu nguồn nhân lực.

Tới đây sẽ có hàng ngàn doanh nghiệp từ châu Âu sang Việt Nam để tạo dựng cơ hội hợp tác và làm ăn. Đây chính là “mảnh ghép” hoàn hảo trong thị trường thế giới phẳng.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

(VNF) - CEO Vinfast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Chúng tôi có lúc đi vay đến 70.000 tỷ, không dám chấp nhận thì làm sao có được như bây giờ".

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

(VNF) - Hãng hàng không quốc gia Arab Saudi vừa đặt hàng 105 máy bay của Airbus, ghi dấu hợp đồng lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử hàng không nước này và mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

(VNF) - Năm 2023 được đánh giá tiếp tục là một năm khá thuận lợi cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, sàn UPCOM) trong sản xuất kinh doanh. BSR tiếp tục củng cố động lực cũ, tìm kiếm động lực mới, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kỳ vọng mã cổ phiếu BSR sẽ tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

(VNF) - Phương án giải thể Vmeco Đồng Tháp đã được Siba Group đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung phát triển mảng năng lượng thông qua một công ty con duy nhất là Vmeco Bạc Liêu.

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(VNF) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

(VNF) - Đóng cửa phiên ngày 20/5 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu VFS tăng lên 6,32 USD, mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của VinFast lên khoảng 14,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các hãng xe điện trên thế giới.

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

(VNF) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn trong năm 2023 khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

(VNF) - Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.