Chủ nhân Nobel Kinh tế không hài lòng cách Mỹ đối phó Covid-19

Phiên An - 04/04/2020 08:07 (GMT+7)

Nhà kinh tế học Paul Krugman nói gói 2.000 tỷ USD vẫn chưa đủ và nước Mỹ đang mang một "quả bom tài chính" hẹn giờ chờ nổ sau dịch.

VNF
Nhà kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman. Ảnh: Business Insider

Paul Krugman là nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel và là tác giả của nhiều đầu sách kinh tế, bao gồm quyển "Arguing with Zombies: Economics, Politics, and the Fight for a Better Future". Trong cuộc trò chuyện với Tổng biên tập Business Insider Sara Silverstein mới đây, ông nói rằng nước Mỹ đã phản ứng với Covid-19 quá chậm chạp.

'Đừng giống như Mỹ'

Theo ông, từ tháng 1/2020, dịch bệnh này rõ ràng là một rủi ro cực kỳ lớn. Lẽ ra, Mỹ nên xét nghiệm diện rộng và cách ly xã hội sớm hơn để ngăn chặn sự lây lan của nó. "Chúng ta thực sự đã không nghiêm túc hoặc Washington đã không nghiêm túc", ông nói. Sự thờ ơ trước virus, tương tự chuyện không bận tâm về biến đổi khí hậu, sẽ khiến "hàng chục nghìn người chết không cần thiết ở đất nước này".

Đến nay, Mỹ vẫn không làm đủ những gì cần thiết trong một trường hợp khẩn cấp. Đó là liên bang hóa việc sản xuất các thiết bị y tế thiết yếu. Máy thở và các thiết bị khác vẫn không có sự điều phối cung ứng mà vẫn là một là một thị trường "hoang dã". 

"Vâng, đừng giống như Mỹ. Chúng ta đã hỏng việc ở nhiều cấp độ. Chúng ta hoàn toàn thất bại. Những người khác có thể nói rõ hơn về các phản ứng ở mặt y tế, nhưng rõ ràng chúng ta xét nghiệm không kịp thời, thiếu thốn thiết bị y tế. Chúng ta chần chừ quá lâu để quyết định cách ly xã hội", ông bình luận.

Paul Krugman cho rằng các quốc gia khác cũng phản ứng về kinh tế tốt hơn Mỹ. Đảng Cộng hòa nghĩ giảm thuế là câu trả lời cho mọi thứ. Nhưng hãy nhìn vào Đan Mạch, với những công ty vẫn giữ công nhân ở lại. Chính phủ Mỹ giờ mới có động thái hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ hơn, nhưng theo ông, Mỹ vẫn thuộc hàng phản ứng kinh tế yếu nhất trong các nước G7 trước đại dịch này.

2.000 tỷ USD không đủ

Về gói 2.000 tỷ USD, Paul Krugman cho biết ông cảm thấy khó chịu khi ai đó cho rằng đó là một gói kích thích kinh tế. Theo ông, về bản chất thì đó chỉ là một gói cứu trợ thiên tai quy mô lớn.

Ông giải thích, việc đóng cửa những hoạt động kinh doanh không quan trọng là tốt. Chính sách này nhằm hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, có một rắc rối là những người thất nghiệp vì chính sách này sẽ sống bằng gì? Những doanh nghiệp không được hoạt động thì tồn tại bằng gì? Đó là lý do nền kinh tế cần một gói cứu trợ lớn.

"Những điều thực sự quan trọng là trợ cấp thất nghiệp, tiền mặt cho gia đình, cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, nhằm cho phép những người bị ảnh hưởng nhất vượt qua đại dịch với mức độ khó khăn tài chính tối thiểu", ông nói đó chính là cứu trợ.

Nhà kinh tế học cho biết, có những phần của nền kinh tế Mỹ vẫn "còn sống" và mọi người không muốn nó sụp đổ vì lý do không ai có tiền để chi tiêu. Gói 2.000 tỷ USD này tất nhiên vẫn có một vài kích thích nhưng nó chủ yếu là một dự luật cứu trợ thảm họa khổng lồ.

Theo đánh giá của Paul Krugman về gói này, khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ nhằm duy trì trả lương cho nhân viên, được thiết kế tốt. Kế hoạch phát tiền 1.200 USD cho mỗi người cũng là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, chính quyền đang định chỉ phát cho những người có mã số thuế hoặc từng đóng thuế. Nhưng theo ông, số tiền này nên được phát cho tất cả thì mới tiếp cận đủ những người mới thật sự cần và bớt khó khăn trong triển khai.

Trong khi đó, khoản cho vay doanh nghiệp lớn khiến ông lo lắng về khả năng xuất hiện tham nhũng. Nhìn chung, ông cho rằng, 80% chi tiêu của gói này là hợp lý, và 20% còn lại thì không rõ để nhận định.

Và một vấn đề lớn là 2.000 tỷ USD vẫn không đủ.

"Trợ cấp thất nghiệp và cho vay doanh nghiệp nhỏ là hai việc tốn kém rất lớn. Tiền cứu trợ cho các chính quyền tiểu bang cũng không đủ. Trong lúc đó, chương trình phát tiền thì đang rắc rối và phức tạp để tất cả có thể nhận được", ông bình luận.

Vậy bao nhiêu tiền là đủ? Paul Krugman nói rằng mọi người đang ước lượng đâu đó khoảng 20-25% nền kinh tế Mỹ sẽ ngừng hoạt đông trong một thời gian dài và gói cứu trợ là để bù vào phần đó. Về cơ bản, Mỹ đang cố gắng trợ cấp một phần lớn cho những đối tượng trong nhóm đó. 

"Chúng ta đang có một nền kinh tế trị giá 20.000 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy, không khó để tính trong trường hợp này thì cần 4.000-5.000 tỷ USD. Câu trả lời chính là đi vay", ông nhận định.

Ông nói rằng, trong đại dịch, đầu tư của khu vực tư nhân giảm xuống và tiết kiệm tăng lên. Thậm chí, người dân dù đang chi tiêu khi ở trong nhà nhưng họ cũng đã cắt giảm nhiều những chi tiêu như khi ra ngoài và tiền chỉ đơn giản là đang nằm trong tài khoản tiết kiệm.

"Chúng ta có khoản thặng dư khổng lồ này trong khu vực tư nhân và số tiền này đang tìm chỗ để dùng. Do lãi suất thực đang âm nên điều này có nghĩa chính phủ đang có một lượng vốn miễn phí. Vì vậy, hãy mượn nó", ông khuyến nghị.

Fed đang làm việc tốt

Với thị trường tài chính, Paul Krugman đánh giá Fed vẫn tỏ ra là còn năng lực để kiểm soát và đang giữ cho thị trường tài chính ổn định. Ông cho rằng Fed chắc chắn cần phải mua trái phiếu địa phương để gỡ áp lực thiếu hụt tiền bạc cho các tiểu bang. Fed hiện không mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng ông cho rằng đó là điều nên làm, hoặc chí ít là sẵn lòng làm.

Ví dụ, ECB thời Chủ tịch Mario Draghi từng nói sẵn sàng mua trái phiếu của các quốc gia ngập trong nợ nần. Nhưng hóa ra, ông ta không bao giờ thực hiện điều đó. ECB lúc ấy chỉ tuyên bố miệng, tỏ thái độ là có thể làm, để ổn định thị trường.

Thị trường chưa xấu đến mức Fed cần phải ra tay mua các cổ phiếu, nhưng nó cũng là một khả năng. Có người hỏi rằng, sao Fed không tham gia phát tiền cho người dân? Điều này không cho phép về mặt pháp lý. Tuy nhiên, với giải pháp mua những loại tài sản vừa nêu, theo ông, Fed nên tỏ ra sẵn sàng mua lại khi cần thiết.

Mỹ đang có 'quả bom tài chính hẹn giờ'

Nhà kinh tế học này nói rằng, mọi người cũng đang bàn chuyện trong dịch mà hầu như không ai nhìn xem sau 4-5 tháng khi đại dịch lắng xuống thì nền kinh tế sẽ gặp vấn đề gì. Theo ông, đó là lúc cuộc khủng hoảng tài chính cấp tiểu bang ập đến, lúc mà các chương trình trợ cấp thất nghiệp mùa dịch cũng hết hạn. "Chúng ta có một quả bom tài chính khổng lồ với một chiếc đồng hồ đếm ngược gắn trên nó, và tôi gần như không thấy ai nhắc về điều đó", ông nhận định.

Theo phân tích của ông, các chính quyền tiểu bang đang thất thu thuế và nặng gánh chi phí hơn. Do đó, họ phải tiến hành điều chỉnh hoạt động trong tương lai gần, bằng cách sa thải. Và đến khi nền kinh tế đã thoát dịch và sẵn sàng phục hồi thì sao?

Đó là lúc sa thải hàng loạt đã xong xuôi, trợ cấp thất nghiệp cũng bị cắt giảm lại. Và chính điều này làm suy yếu quá trình phục hồi. Nó cũng tương tự với khủng hoảng 2008-2009, khi nước Mỹ phản ứng khá hiệu quả với cuộc khủng hoảng. Nhưng sau đó, những chấn thương và các chính sách cứu trợ không còn thì điều có cũng có nghĩa phục hồi rất chậm chạp.

"Chính quyền tiểu bang và địa phương thực sự cần rất nhiều sự giúp đỡ và không nhận đủ tiền cần thiết. Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài, ngay cả khi đại dịch giảm bớt, bởi thực tế là chúng ta sẽ có chính quyền tiểu bang và địa phương đang gặp khó khăn về tài chính", ông nói.

Ngoài ra, nâng mức trợ cấp thất nghiệp chỉ áp dụng cho 4 tháng tới. Vì vậy, nhiều hỗ trợ tài chính sẽ tan biến ngay khi mọi người hy vọng kinh tế sẽ hồi phục. "Tôi thực sự lo lắng rằng sự sụp đổ kinh tế có thể kéo dài, lâu hơn nhiều so với mọi người đang nghĩ", ông nói.

Theo Paul Krugman, Mỹ đang có một nền kinh tế yếu hơn nhiều người cảm thấy, dù trước đó tỷ lệ thất nghiệp rất nhỏ. Cũng cần lưu ý rằng, tỷ lệ này cũng nằm trong bối cảnh lãi suất đang ở mức rất thấp. Còn nay, lượng người mất việc có lẽ còn nhiều hơn trong cuộc Đại suy thoái. Việc khôi phục lại việc làm sau đại dịch như trước khi nó kéo đến cũng là một thách thức. Nhà Trắng đã bàn bạc đến lần thứ 17 về một cú hích hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế. Theo ông, điều này là cần thiết vì nước Mỹ cần phát triển thêm cơ sở hạ tầng và cũng để có thêm công ăn việc làm.

Theo VNE/Business Insider
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

Fintech khó sáng tạo khi chưa rõ hành lang pháp lý

(VNF) - Tại Việt Nam, các quy định chỉ mới đáp ứng được một phần cho sự phát triển của fintech trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng, thanh toán, chưa đề cập đến các lĩnh vực khác đang trở thành xu hướng của fintech thế giới như đầu tư, quản lý tài sản, tiền mã hóa…

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

Làm rõ về tiền điện tử, công bố 'số phận' ngân hàng yếu kém

(VNF) - Khái niệm tiền điện tử lần đầu được định nghĩa theo Nghị định 52 có hiệu lực từ 1/7. Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

Chung cư khan hiếm giá lên 200 triệu/m2, TP.HCM vẫn bỏ không 18.000 căn hộ

(VNF) - Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên; Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?; Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm; Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2... là những thông tin được quan tâm trong tuần qua

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

500.000 tỷ nâng cấp cao tốc: Ngân sách NN không kham nổi, tư nhân sợ rủi ro

(VNF) - Trong hơn 500.000 tỷ đồng đề xuất nâng cấp cao tốc, trước mắt vốn nhà nước chỉ mới cân đối được hơn 8.000 tỷ đồng, đồng thời cần huy động thêm hơn 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân cho các dự án cấp bách. Điều này được cho là khó “khả thi”, trước những khó khăn vẫn còn tồn tại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

Tổng thống Iran tử nạn, hơn 300 người bị vùi lấp do lở đất ở Papua New Guinea

(VNF) - Thế giới tuần qua liên tiếp ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới vụ rơi máy bay khiến Tổng thống Iran thiệt mạng; nhiễu động máy bay Singapore Airlines gây chết người; lở đất Papua New Guinea chôn vùi hơn 300 người,...

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

Ví tiền đang cạn: Băn khoăn mua thẻ chăm sóc sức khỏe hay gói bảo hiểm nhân thọ?

(VNF) - Trước những khủng hoảng của ngành bảo hiểm nhân thọ, một bộ phận khách hàng có sự dịch chuyển nhu cầu bảo vệ tài chính, từ dài hạn sang ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước mắt và phù hợp với tình hình tài chính của gia đình

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

Trái cây xa xỉ: Dứa giá 400 USD, dâu tây 50 USD/8 quả

(VNF) - 400 USD là số tiền có thể bỏ ra để mua một hộp trứng cá muối hảo hạng, một chai rượu vang ngon hoặc một bữa ăn đầy đủ tại nhà hàng cao cấp. Thế nhưng, 400 USD cũng là mức chi phải bỏ ra nếu muốn sở hữu trái dứa Rubyglow.

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus

(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

Tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Trung Nam Group, công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng

(VNF) - Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh, cựu CEO Bamboo Đặng Tất Thắng bị công an truy tìm, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố, Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế lãnh đạo Ninh Vân Bay… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.