Chủ ngân hàng Thái Lan đặt cược 2,7 tỷ USD để bảo vệ di sản gia đình

Thanh Hoa - 21/02/2020 07:59 (GMT+7)

Chartsiri Sophonpanich, chủ sở hữu ngân hàng gia đình lâu đời nhất Thái Lan - Bangkok Bank, chi 2,7 tỷ USD để vực dậy ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á một thời.

VNF
Ông Chartsiri Sophonpanich. Ảnh: Bloomberg.

Tháng 12/2019, Bangkok Bank mua lại ngân hàng PT Bank Permata của Indonesia với giá 2,7 tỷ USD.

Một số nhà phân tích cho rằng hành động này khá liều lĩnh và rủi ro, nhất là khi Chartsiri đã 60 tuổi và những tham vọng của ông sớm hạ nhiệt vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhưng sau nhiều năm xếp dưới các đối thủ, việc mua lại Permata có thể là cơ hội lớn cuối cùng để Chartsiri hồi sinh Bangkok Bank, ngân hàng từng tăng trưởng đột phá dưới thời cha và ông của Chartsiri.

Piti Sithi-Amnuai, chủ tịch 87 tuổi tại Bangkok Bank, người đã làm việc tại ngân hàng hơn nửa thế kỷ, cho biết: "Ở đâu có nguy hiểm, ở đó có lợi lộc. Ông Chartsiri sẽ dùng tài sản của mình để giúp ngân hàng phát hiển hơn cả dưới thời ông nội của ông ấy. Tôi tin rằng đó là mục tiêu Chartsiri".

Năm 1944, Chin Sophonpanich, ông nội của Chartsiri Sophonpanich, thành lập Bangkok Bank để phục vụ cho việc kinh doanh vật liệu xây dựng. Ông trở thành một trong những chủ ngân hàng nổi tiếng nhất khu vực, tài trợ cho việc xây dựng doanh nghiệp của các ông trùm gốc Trung Quốc ở Đông Nam Á, bao gồm cả người đàn ông giàu nhất Malaysia - Robert Kuok.

Ông Chin Sophonpanich vào năm 1982. Ảnh: Alex Bowie.

Năm 1994, Chartsiri lên nắm quyền chủ tịch Bangkok Bank. Thời điểm đó, ngân hàng có vốn hóa 8,2 tỷ USD, cao hơn tất cả đối thủ ở Đông Nam Á. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái Lan đã gây ra lạm phát và tấn công mạnh vào các ngân hàng. Trong vòng một năm, giá trị của Bangkok Bank đã giảm xuống còn 2 tỷ USD.

Bước tiến cao hơn

Vì đợt khủng hoảng, Bangkok Bank buộc phải thực hiện một số đợt bán cổ phần. Từng nắm giữ hơn 30% cổ phần trước khủng hoảng, năm 1999, gia đình Sophonpanich chỉ còn trong tay khoảng 13% cổ phần tại ngân hàng.

Theo nhà phân tích Diksha Gera tại Bloomberg Intelligence, những năm sau đó, Bangkok Bank tụt hậu so với các đối thủ địa phương trong việc phát triển tài sản và mở rộng thị trường. Thay vào đó, ngân hàng bị mắc kẹt với dịch vụ truyền thống - cho vay doanh nghiệp.

Tài sản của ngân hàng Bangkok Bank tăng lên vị trí thứ 6 tại Đông Nam Á với Permata. Ảnh: Bloomberg.

Kasikornbank và Siam Commercial Bank là hai ngân hàng tại Thái Lan đã vượt qua Bankok Bank nhờ tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và quản lý tài sản. Trong khi đó, DBS Group Holdings, có trụ sở tại Singapore trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á thông qua các giao dịch mua lại.

Một nguồn tin cho biết, khi bị các đối thủ vượt qua, Chartsiri đã tìm kiếm cơ hội phát triển từ các giao dịch trong nước nhưng không khả thi vì thị trường Thái Lan đã bị bão hòa. Chartsiri đã để mắt tới PT BankPermata trong nhiều năm và xây dựng một kế hoạch mua lại chi tiết.

Hành động mua lại này đã cho thấy tham vọng xây dựng Bangkok Bank thành ngân hàng hàng đầu khu vực của Chartsiri.

Những nghi ngờ về giao dịch

Giá cổ phiếu của Bangkok Bank giảm tới 5% trong tháng sau khi ngân hàng trúng thầu dự án mua lại Permata, do lo ngại của các nhà đầu tư về quyết định của ông Chartsiri.

Chartsiri cho biết ông có kế hoạch duy trì cách quản lý hiện tại và tăng lợi nhuận trên vốn (ROE) từ khoảng 7% lên gấp đôi. Theo dữ liệu từ Bloomberg, ROE của Bangkok Bank đã giảm xuống dưới 9% từ năm 2016 và hiện thấp hơn 2% so với mức trung bình của các ngân hàng lớn tại Thái Lan.

Kevin Kwek, nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein, Singapore, cho biết ông không chắc liệu Bangkok Bank có thể phát triển Permata hay không vì ngân hàng thiếu kinh nghiệm trong việc mua lại.

Thỏa thuận mua Permata từ tập đoàn Standard Chartered và PT Astra International vẫn cần sự chấp thuận từ các cổ đông và cơ quan quản lý của Bangkok Bank tại cả Thái Lan và Indonesia.

Prapas Tonpibulsak, giám đốc đầu tư của Talis Asset Management - công ty sở hữu cổ phần tại Bangkok Bank, lạc quan hơn khi coi việc chuyển hoạt động ngân hàng ra nước ngoài chỉ là "thay đổi trò chơi". Ông cho rằng thỏa thuận mua lại là hợp lý: "Permata là một trường hợp đặc biệt và vì đây là một cơ hội hiếm có".

Indonesia có hơn 260 triệu dân với hơn 40% ở độ tuổi từ 25 đến 54. Trong khi đó, dân số Thái Lan là 70 triệu người và đang phải trải qua giai đoạn già hóa. Nếu có được Permata, Bangkok Bank sẽ có thể tiếp cận thị trường hấp dẫn này. Hơn nữa, ngân hàng Permata từng có kinh nghiệm hợp tác với các ngân hàng doanh nghiệp khác, các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như mạng lưới gồm 330 chi nhánh.

"Chúng tôi tin rằng khách hàng của Bangkok Bank có thể sử dụng Permata một cách hữu ích", ông Chartsiri nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1. Tuy nhiên, ông không trả lời các câu hỏi về kế hoạch cho việc tiếp quản ở nước ngoài hay quy mô cổ phần hiện tại gia đình ông đang sở hữu.

Tại Indonesia, ngân hàng có các khách hàng lớn như tập đoàn Salim Group, tập đoàn Xi măng Thái Lan và Red Bull.

Chatri Sophonpanich vào năm 1995. Ảnh: Peter Charlesworth.

Chatri, cha của Chartsiri, đã giúp ngân hàng Bangkok Bank phát triển nhanh chóng vào những năm 1980 và đầu những năm 1990. Chatri từng là một nhân vật có ảnh hưởng trong giới kinh doanh Thái Lan và thường xuyên xuất hiện trên các tờ báo cùng các nhân vật nổi tiếng, bao gồm cựu Thủ tướng Prem Tinsulanonda. Thương vụ mua lại thành công Permata được kỳ vọng sẽ là sự kiện đưa Chartsiri thoát khỏi cái bóng cha của mình, ông Chatri.

Chartsiri từng học tập tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Sau đó, ông làm việc tại tập đoàn Citigroup ở New York một thời gian. Năm 1986, Chartsiri gia nhập Bangkok Bank và chuẩn bị để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Mặc dù Chartsiri giữ chức vụ chủ tịch ngân hàng trong một phần tư thế kỷ, nhưng ông là người trẻ thứ hai trong ban giám đốc và thường bị chi phối bởi các thành viên 70-80 tuổi.

Giá trị thị trường của Bangkok Bank tụt xuống vị trí số 3 tại Thái Lan trong nhiệm kỳ của Chartsiri. Ảnh: Bloomberg.

Chủ tịch Piti cho biết, theo truyền thống, Chanond và Chanand, hai người con trai của Chartsiri có thể sẽ tiếp quản ngân hàng vào một thời điểm nào đó. Cả hai đang ở độ tuổi 20 và đã được tham gia một số cuộc thảo luận về việc mua lại Permata.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

Địa điểm xây 3 hầm chui xuyên qua Vành đai 3 - Hà Nội

(VNF) - Hà Nội sẽ đầu tư 3 hầm chui qua đường Vành đai 3 với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Ba hầm chui này nằm gần nhau cùng trên 1 đoạn đường Vành đại 2 dài tầm 2 km.

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Khu rừng 'đẹp như tranh' dự kiến xây công viên nghĩa trang 3.865 tỷ đồng

Dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích 150ha, tổng mức đầu tư trên 3.865 tỷ

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Siết chặt thu thuế với cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

(VNF) - Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

VN-Index rướn lên mốc 1.250 điểm, cơ hội mua trôi qua nhanh

(VNF) - Sau phiên điều chỉnh bất thành, có thể thấy đà đi lên của VN-Index khá vững, nhất là khi thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE dâng cao.

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

Chi phí lãi vay phải trả của CIC Group cao đột biến trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HoSE: CKG) đã chi trả tới 121 tỷ đồng chi phí lãi vay, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý này, dòng tiền thu về từ đi vay của công ty tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Vàng miếng bán chạy ‘như tôm tươi’ tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc

Vàng miếng bán chạy ‘như tôm tươi’ tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc

(VNF) - Ngoài ramen và xúc xích, các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc còn có một “món mới” phổ biến trong thực đơn, chính là vàng miếng. Những miếng vàng mini bán chạy như tôm tươi tại các cửa hàng tiện lợi và máy bán hàng tự động ở xứ sở kim chi.

Nhan nhản shophouse bỏ hoang trên 'đất vàng' Đà Nẵng

Nhan nhản shophouse bỏ hoang trên 'đất vàng' Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.