Chủ đầu tư 8B Lê Trực: Yêu cầu dừng ngay phá dỡ và bồi thường cho doanh nghiệp

Vĩnh Chi - 30/08/2017 09:19 (GMT+7)

(VNF) – Chiều 29/8, Công ty Cổ phần May Lê Trực – chủ đầu tư Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê số 8B Lê Trực (gọi tắt là dự án 8B Lê Trực) - đã bất ngờ tổ chức gặp gỡ báo chí và cung cấp một số thông tin gây "sốc" về dự án này.

VNF
1

Theo Công ty Cổ phần May Lê Trực, đến nay đã hơn 11 năm kể từ khi làm thủ tục đầu tư, dự án 8B Lê Trực vẫn không thể đưa vào khai thác do cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội phong tỏa.

"Việc này đã xâm phạm tới quyền lợi chính đáng về tiền bạc và cuộc sống của người mua nhà vì không được nhận nhà. Phía chủ đầu tư cũng thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng trăm cán bộ, nhân viên, người lao động", lãnh đạo công ty cho hay.

Đặc biệt, Công ty May Lê Trực cho rằng cách xử lý của cơ quan chức năng trong vấn đề cấp phép, phá dỡ là không đúng quy định của pháp luật.

"Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo dừng ngay việc phá dỡ công trình giai đoạn 2, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư do những quyết định hành chính ban hành sai quy định trong thời gian qua".

Công trình 8B Lê Trực được xây dựng đúng quy hoạch?

Theo chủ đầu tư, dự án 8B Lê Trực được xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Cụ thể, ngày 5/12/2008, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất có ký hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực.

Theo đó, chiều cao công trình tối đa là 70m, cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái). Như vậy, chiều cao công trình tuân thủ chiều cao tĩnh không 70m của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tại Văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/1/2008.

Đến ngày 16/3/2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc với chiều cao công trình là 69,1m và 20 tầng (gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).

Chủ đầu tư khẳng định đã thực hiện đúng quy hoạch chi tiết 1/500 mà TP. Hà Nội đã phê duyệt

Những chỉ tiêu này sau đó đã được Sở Xây dựng thẩm định. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do Công ty tư vấn Đại học Xây dựng thiết kế cũng đã được Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra năm 2010.

Cùng năm đó, chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và đại trà, tường vây, 4 tầng hầm đến cos 0.00 thì bất ngờ bị hồi tố, yêu cầu buộc phải điều chỉnh xuống 18 tầng, chiều cao công trình là 53m.

"Việc hồi tố này là trái quy định của pháp luật và chưa thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư khi hồi tố trái quy định", công ty nhấn mạnh.

Công trình 8B Lê Trực được miễn giấy phép xây dựng?

Theo chủ đầu tư, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất kí hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2452/QĐ-UBND là quy hoạch duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và vẫn đang có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 30, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 – Quốc hội khóa XII: "Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng". Như vậy, việc cấp phép xây dựng cho dự án 8B Lê Trực và xây dựng công trình phải tuân thủ theo đúng quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt (tức chiều cao 69,1m, 20 tầng).

Tuy nhiên, giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp ngày 24/3/2014 lại không đúng với quy hoạch chi tiết và tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam. Cụ thể, giấy phép chỉ cấp xây 18 tầng, chiều cao 53m.

"Việc Sở cấp phép giảm 1 tầng ở, 1 tầng kĩ thuật và giảm 16,1m chiều cao là trái với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định 2452. Ngoài ra theo quy định nếu điều chỉnh cấp phép thì phải điều chỉnh quy hoạch trước và cấp có thẩm quyền là UBND thành phố chứ không phải cấp Sở", chủ đầu tư khẳng định.

Chủ đầu tư khẳng định dự án 8B Lê Trực được miễn giấy phép xây dựng

Đáng chú ý, theo chủ đầu tư, quy định về cấp phép tại Nghị định 12/2010/NĐ-CP ngày 15/2/2010, Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội, Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ đã cho thấy: dự án 8B Lê Trực thuộc diện miễn cấp giấy phép xây dựng; nếu công trình đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

"Công trình 8B Lê Trực đã khởi công từ năm 2010, trước khi Nghị định 64/2012/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực. Như vậy, theo các quy định trên, công trình 8B Lê Trực luôn thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng", chủ đầu tư cho biết.

Thành phố Hà Nội "bẻ kèo"?

Công ty May Lê Trực cho biết để được phê duyệt quy hoạch có quy mô chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng, Công ty đã cam kết và thực hiện xong việc bàn giao cho thành phố 1.941m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài với điều kiện không yêu cầu thành phố phải đền bù diện tích đất tương đương khác.

Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng yêu cầu chủ đầu tư phải: "Thực hiện cam kết không yêu cầu thành phố đền bù phần diện tích đất dành mở đường của thành phố khi giải phóng mặt bằng" để mở đường theo quy hoạch mà Công ty đã nêu tại công văn số 99/CV-ĐTXD ngày 8/1/2008.

"Tuy nhiên sau đó việc chủ đầu tư bị hồi tố, ép buộc cấp giấy phép với chiều cao công trình 53m và 18 tầng không đúng quy chuẩn thiết kế. Việc này là không thực hiện đúng cam kết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, thể hiện tính không nhất quán trong chính sách đầu tư".

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cho rằng việc phá dỡ sẽ khiến kết cấu công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng – nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc biến dạng và chuyển vị. Do vậy, Công ty kiến nghị dừng ngay việc phá dỡ dự án này.

Theo kết quả kiểm tra của liên ngành thành phố Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với Giấy phép xây dựng đã được cấp.

Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Công trình được cấp phép xây dựng cao 53 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Tháng 11/2015, thành phố Hà Nội bắt đầu phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, gần 1 năm sau thì hoàn thành giai đoạn 1, cắt xong tầng 19.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.