Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đem tới cơ hội vàng cho Nga

Thanh Tú - 17/09/2018 12:50 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đem tới cơ hội tuyệt vời cho Nga để trở thành nhà cung cấp đậu tương mới cho thị trường đông dân nhất thế giới này.

VNF
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đem tới cơ hội vàng cho Nga.

Đó là lời chia sẻ của Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài He Zhenwei trong cuộc phỏng vấn với Sputnik trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông (Eastern Economic Forum).

Theo ông He, đậu tương Nga có chất lượng cao, tuy nhiên, sản lượng đậu tương của Nga vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với mặt bằng chung.

"Nga không trồng đậu tương biến đổi gen, và đây là lợi thế của Nga. Đậu tương của Nga là tự nhiên, giàu protein. Với nguyên liệu như vậy có thể lấy được các protein nguyên chất chứ không đơn thuần để sản xuất dầu. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về "sản phẩm xanh" như vậy”, ông He khẳng định.

Trung Quốc đã dịch chuyển chính sách trợ cấp theo hướng có lợi cho sản xuất đậu tương trong nước, thúc đẩy chiến lược dài hạn về giảm sự phụ thuộc vào đậu tương Mỹ.

Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng khan hiếm đậu tương, Bắc Kinh sẽ phải đa dạng hóa nguồn cung cấp đậu tương, tăng nhập khẩu từ các nước khác như Brazil và Argentina.

“Và Nga cũng có thể chiếm thị phần quan trọng trên thị trường này”, ông He Zhenwei nói.

“Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đang leo thang từng ngày, Trung Quốc muốn đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Nga nên xem xét nghiêm túc việc tăng sản lượng đậu tương. Đến nay Nga mới cung cấp một phần rất nhỏ, chỉ 500 nghìn tấn. Trong khi đó, trên thị trường Trung Quốc có đủ chỗ cho 30 triệu tấn", ông He nhấn mạnh.

Ông He Zhenwei nói thêm rằng, hàng rào thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Nga khiến hai quốc gia xích lại gần nhau hơn và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại.

"Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Nga tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển hợp tác song phương. Ngành nông nghiệp là một ví dụ tốt. Trung Quốc sẽ giảm khối lượng sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ, Nga có thể chiếm thị phần thị trường bị bỏ trống”, ông He Zhenwei gợi ý.

Đậu tương vốn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc.

“Một ví dụ khác là nhôm. Do lệnh trừng phạt của Mỹ, Nga mất các thị trường truyền thống ở Mỹ và châu Âu để bán sản phẩm này. Phải làm thế nào bây giờ? Lối thoát hiển nhiên là cung cấp sản phẩm này cho Trung Quốc. Trung Quốc có thể xử lý nguyên liệu thô và sản xuất thành phẩm: nhôm điện phân, hợp kim nhôm, vv. Điều này mở ra những triển vọng mới trong sự hợp tác với Nga", ông He nói thêm.

Trung Quốc thu mua khoảng 2/3 đậu tương xuất khẩu trên toàn thế giới và phần lớn trong số này được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi cho khoảng 700 triệu con lợn ở nước này hoặc dùng để làm dầu ăn. Đậu nành cũng được dùng để chế biến thức ăn cho gia cầm và hỗ trợ ngành nuôi cá của Trung Quốc.

Đậu tương vốn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc. Theo ước tính của Hiệp hội Đậu tương Mỹ, cứ ba luống đậu tương ở nước này thì có khoảng 1 luống được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, mặt hàng này không nằm ngoài danh sách hàng Mỹ bị Trung Quốc áp thuế quan trả đũa 25%. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc đạt khoảng 14 tỷ USD.

Các bang sản xuất đậu nành hàng đầu của Mỹ bao gồm Illinois, Iowa, Minnesota, Nebraska, North Dakota, South Dakota, Indiana, Missouri và Ohio.

Điều đáng nói là ông Trump đã giành chiến thắng ở tất cả các bang trên, trừ Illinois và Minnesota, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Bắc Kinh xuất phát từ quan điểm rằng, việc đưa đậu tương Mỹ vào danh sách áp thuế sẽ gây ra áp lực không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị lên ông Trump.

Để củng cố lại những khu vực bầu cử quan trọng này, ngày 24/7, Nhà Trắng công bố chương trình trợ cấp 12 tỷ USD cho các nông chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Kansas ngày 24/7, Tổng thống Donald Trump tái khẳng định sự ủng hộ của ông đối với các biện pháp áp thuế và vẫn cam kết rằng “nông dân sẽ là những người được hưởng lợi lớn nhất”.

Xem thêm >> Mô tô, xe máy sẽ phải dán nhãn năng lượng

Theo Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.