Chỉ còn 32 chợ, TP. HCM cần giải pháp gì?

Thanh Thương - 23/07/2021 08:30 (GMT+7)

Sức mua có giảm, nhưng với việc 3 chợ đầu mối vẫn đóng cửa, số lượng chợ truyền thống và siêu thị còn lại quá mỏng đòi hỏi TP. HCM cần nhiều giải pháp cấp bách.

VNF
Sau khi nhiều địa phương đồng loạt áp dụng Chỉ thị 16, các bộ ngành trung ương và TP.HCM đã nỗ lực để hàng hóa về TP.HCM không bị gián đoạn. Ảnh: Chí Hùng.

Số lượng chợ truyền thống phải ngừng hoạt động vẫn gia tăng, tính đến ngày 22/7, TP. HCM chỉ còn 32/237 chợ, 97 siêu thị, 2.775 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nguồn hàng về thành phố thông qua 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn với khoảng 7.000-9.000 tấn rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm/ngày.

Trong đó, nguồn cung mặt hàng rau, củ quả của các tỉnh Tây Nam Bộ chiếm 30%, Đông Nam Bộ chiếm khoảng 15%, còn lại là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc. Riêng thịt heo, có 37 tỉnh, thành phố thường xuyên cung ứng hàng cho TP. HCM, trong đó Đồng Nai chiếm số lượng lớn nhất.

Tuy nhiên, khi 3 chợ này dừng hoạt động, sản lượng thông qua các chợ đầu mối chỉ đạt 2.200-2.700 tấn, giảm hơn 50%.

Đa dạng kênh phân phối hàng hóa

Số lượng chợ còn lại quá mỏng khiến nhiệm vụ phân phối dồn sang hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Ở kênh phân phối hiện đại, năng lực cung ứng của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện tại đạt 2.465 tấn/ngày.

Trong đó, tại các siêu thị của Saigon Co.op, lượng rau, củ về TP. HCM bình quân khoảng 700 tấn, thịt là 150 tấn/ngày. Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ cung cấp khoảng 100-120 tấn thịt/ngày, 270-300 tấn rau củ/ngày...

Như vậy, trung bình một ngày cả kênh chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang cung ứng hơn 5.000 tấn rau, củ quả, thịt gia súc gia cầm cho thị trường TP. HCM.

Thêm vào đó, gần đây một số hệ thống bưu điện, Viettel Post, cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc… đã có những điểm bán hàng hóa thiết yếu với sản lượng hơn 200 tấn rau, củ quả/ngày.

Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử cũng tham gia cung ứng hàng hóa cho người dân, giảm tải áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Cụ thể, tính đến 20/7, Tiki đã cung cấp ra thị trường 10 tấn rau củ quả và 10.000 đơn hàng/ngày đối với mặt hàng thiết yếu.

Các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên Shopee cũng đã tăng mạnh khoảng trên 30 tấn/ngày hay Lazada sản lượng trung bình bán ra 5-10 tấn/ngày đối với rau xanh và thực phẩm chế biến.

Rau, củ được bày bán nhiều tại các cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc... trên khắp các quận, huyện, TP Thủ Đức. Ảnh: Phương Lâm.

TP. HCM đang thiếu gì?

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, lượng hàng vận chuyển, cung ứng về TP đang tăng lên ở mức 5% mỗi ngày.

Trước đó ngày 19/7, Sở Công Thương TP. HCM đã đăng ký nhu cầu đối với các mặt hàng cần thiết có khả năng thiếu gồm: 1.500 tấn rau, 400.000 trứng.

Sau đó, các tỉnh đã liên lạc với TP. HCM thông tin về một số mặt hàng có dấu hiệu dư thừa ở các địa phương, cần kết nối để cung ứng hàng hoá, đặc biệt mặt hàng trứng gia cầm.

"Do đó đến thời điểm hiện tại, hàng hóa từ rau, củ, thịt cá, trứng tại TP. HCM không thiếu thứ gì, đầy đủ cung ứng cho người dân", ông khẳng định.

Phó giám đốc Sở Công Thương TP cho biết hiện nay sức mua trên thị trường đã giảm, không còn tâm lý tích trữ, xếp hàng kéo dài mua sắm. "Chúng tôi luôn theo dõi, lượng rau, đặc biệt trứng gia cầm cung ứng trong hệ thống phân phối luôn đầy đủ trên quầy kệ. Không có tình trạng trống hàng", ông nói.

"Ngoài ra, Sở cũng đã ghi nhận tất cả danh sách các nhà cung cấp để bổ sung cho nguồn dữ liệu của TP. HCM chuẩn bị cho các phương án, kịch bản trong trường hợp cần thiết, dự phòng cho hệ thống phân phối hiện nay", Phó giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết.

Đặc biệt về chuỗi phân phối hàng hóa cũng được Sở Giao thông Vận tải tạo mọi điều kiện lưu thông cho xe hàng chở nông sản, thực phẩm thiết yếu vào TP. HCM.

Sở Công Thương TP. HCM sẽ từng bước mở lại chợ truyền thống đảm bảo an toàn. Ảnh: Phương Lâm.

Trước tình trạng số chợ truyền thống bị tạm dừng hoạt động ngày một tăng, liệu TP. HCM có tính đến phương án "đưa chợ ra phố", ông Phương cho biết trong trường hợp các chợ truyền thống hiện nay với điều kiện thực tế chưa thể tổ chức điểm bán thì tìm kiếm các khu vực đất trống, rộng rãi, thiết kế, bố trí các điểm bán thực phẩm thiết yếu, trên tinh thần là kẻ ô, giãn cách, phân lối đi.

Báo cáo về nguồn hàng cung ứng cho thành phố tại cuộc họp chiều ngày 21/7 với tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương - đánh giá nhìn chung tổng lượng hàng hóa cung cấp cho toàn vùng và TP. HCM có thể đáp ứng đủ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu hàng, tăng giá cục bộ ở một vài khu vực TP. HCM.

Lý do là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm gặp khó khăn trong sản xuất, bố trí sản xuất - ăn - nghỉ tại chỗ.

"Còn các lò giết mổ thiếu nhân lực do nhân công nằm trong vùng phong tỏa, cách ly. Ngoài ra, lái xe chở thịt cũng phải đi qua nhiều trạm kiểm dịch trên đường, từ công an, y tế, đến thú y...", ông nói.

"Tha thiết" mở lại 3 chợ đầu mối và nhiều chợ truyền thống

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng thời điểm này điều quan trọng nhất là đảm bảo có hàng để cung ứng cho nhu cầu của người dân.

"Chúng tôi đã nhiều lần, tha thiết báo cáo với Thủ tướng, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền của TP. HCM nghiên cứu mở thêm nhiều chợ truyền thống, kể cả chợ đầu mối", ông nói.

Thời gian gần đây, không có tình trạng trống hàng tại các quầy kệ ở siêu thị TP. HCM. Ảnh: Phương Lâm.

Bởi theo ông Hải, hiện nay, chỉ có chợ đầu mối mới có các kho trữ được lượng hàng của các tỉnh đưa về. Nếu đóng cửa chợ đầu mối, sẽ phải đưa ra kho trung chuyển nhưng trong tình hình hiện nay rất khó khăn để làm được điều đó.

"Tuy nhiên, việc mở cửa vẫn phải đảm bảo các quy định an toàn phòng chống dịch của Bộ Y tế", ông nói.

Đồng quan điểm, trong cuộc họp cùng ngày, tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị TP. HCM phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Y tế sớm có cơ chế mở lại các chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm thiết yếu cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam.

"Bên cạnh đó, bổ sung chợ đầu mối vào diện các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16", tổ công tác đề xuất.

Thực tế, việc 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn chưa hoạt động trở lại và lượng lớn chợ truyền thống tại TP. HCM đóng cửa đã gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung nông sản từ các tỉnh cho thành phố.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2024 là Công ty cổ phần Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (địa chỉ thôn Thanh Cù, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn) nợ trên 1.150 tỷ đồng. Đứng đầu trong các DN nợ thuế của tỉnh Hòa Bình

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Nhà đầu tư dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Công viên tâm linh Tâm Điền - Tây Yên Tử.

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê là lý do giúp hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón.

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

(VNF) - Theo cập nhật mới nhất từ truyền thông địa phương, vụ sập đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vào ngày 1/5 đã khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 30 người bị thương.

Alibaba dự tính đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

Alibaba dự tính đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

(VNF) - “Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Alibaba có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, dự kiến kinh phí lên tới hơn 1 tỷ USD, theo Nikkei Asia.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.