Châu Âu vật lộn với ‘cơn nghiện’ khí đốt Nga

Quỳnh Anh - 07/03/2022 16:52 (GMT+7)

(VNF) - Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất khu vực châu Âu, bơm hơn 40% khí đốt cho khu vực này thông qua các đường ống Yamal – Europe và Nord Stream 1. Tuy nhiên, theo từng bước căng thẳng leo thang trong cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, châu Âu giờ đây đang phải tìm cách xoay sở tìm những nguồn cung mới ngoài Nga để hạn chế những tác động nếu Nga ngừng bơm khí đốt.

VNF
Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) - Dự án gồm 2 đường ống chính dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang châu Âu.

Khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga

Nga đã xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên khắp châu Âu từ những năm 1960. Kể từ đó, Washington đã cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng việc phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ chỉ khiến người dân châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước Moscow.

Lời cảnh cáo này của Mỹ không phải hoàn toàn vô lý. Từ thời điểm cuộc khủng hoảng giữa Nga – Ukraine trở nên căng thẳng vào cuối năm ngoái, người dân các quốc gia châu Âu đã phải chịu một mùa đông lạnh giá với mức chi phí năng lượng vô cùng cao do nguồn cung không ổn định.

Cho tới thời điểm hiện tại, khi Nga đã tấn công Ukraine và nhận lấy hàng loạt đòn trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh, nỗi lo Nga ngừng cung cấp khí đốt qua châu Âu càng trở nên thực tế hơn bao giờ hết.

Riêng về khí đốt, khối 27 nước phụ thuộc vào Nga với 40% nhu cầu. Tính theo quốc gia, Đức là khách hàng lớn nhất của Nga, với một nửa lượng khí đốt của quốc gia này đều dựa vào Nga. Nhờ các khách hàng này, Nga đã có doanh thu khổng lồ. Doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga năm 2021 trị giá 9.100 tỷ ruble (tương đương 119 tỷ USD), chiếm 36% ngân sách đất nước.

Theo các nhà nghiên cứu châu Âu, với giá cao kỷ lục, giá trị xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Liên minh châu Âu đã tăng lên khoảng 500 triệu EUR (545 triệu USD) mỗi ngày. Con số này tăng từ khoảng 200 triệu EUR (220 triệu USD) vào tháng 2/2022. Trước khi tấn công Ukraine, Nga cũng đang xuất khẩu dầu trị giá hàng trăm triệu USD mỗi ngày sang châu Âu.

Trong khi Nga dùng chính nguồn ngân sách thu được từ bán dầu và khí đốt này để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt tài chính mà các cường quốc phương Tây đã áp dụng, thì Liên minh châu Âu - khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga, hiện đang vật lộn với thực tế rằng chi tiêu năng lượng của họ đã góp phần trao quyền cho tổng thống Putin thực hiện một cuộc chiến tranh ở biên giới.

Châu Âu tìm cách “cai nghiện” khí đốt Nga

Các nhà lãnh đạo EU đã nói về việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong nhiều năm. Tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã một lần nữa nhắc tới vấn đề này tại Hội nghị thượng đỉnh của khối EU: "Với tư cách là Liên minh châu Âu, chúng ta đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga. Và Tổng thống Putin đang lấy tiền từ chúng ta, từ người châu Âu để biến chúng thành cuộc xâm lược”.

Các biện pháp trừng phạt hiện nay đang được phương Tây và Mỹ áp dụng đã và đang làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, nhưng chúng vẫn chưa nhắm mục tiêu trực tiếp vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Mặc dù vẫn lo ngại về việc giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt, nhưng cuối cùng, các lãnh đạo châu Âu vẫn muốn dòng khí đốt từ Nga tiếp tục chảy, bởi khó mà thay thế được nguồn cung cấp này.

Tất nhiên, các quốc gia châu Âu cũng đã lên kế hoạch để giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Các biện pháp được xem xét bao gồm việc tìm kiếm các nguồn cung khí đốt khác và chuyển dần sang năng lượng xanh.

Giám đốc năng lượng EU Kadri Simson mới đây cho biết khối này sẽ công bố kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đẩy nhanh việc áp dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn.

"Ngoài các biện pháp ngắn hạn, cuối cùng ... giải pháp lâu dài duy nhất là Thỏa thuận Xanh, thúc đẩy năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng nhanh nhất có thể về mặt kỹ thuật. Chúng ta vẫn còn quá phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch", bà nói trong cuộc họp báo với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Đức, quốc gia đặt mục tiêu chuyển đổi sang 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040, đã sửa đổi lại kế hoạch để hoàn thành mục tiêu sớm hơn 5 năm, do Nga tấn công Ukraine vào tuần trước.

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng tạo ra câu hỏi về việc liệu thế giới có cần sử dụng nhiều năng lượng như hiện nay hay không?

Theo kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho rằng nếu tất cả các tòa nhà ở Liên minh châu Âu giảm nhiệt xuống chỉ 1 độ C, khối sẽ tiết kiệm được 10 tỷ m3 khí đốt. Đó gần bằng lượng khí đốt tự nhiên Thành phố New York tiêu thụ trong 3 tháng, hoặc lượng khí đốt Hungary tiêu thụ trong hơn 1 năm.

Ben McWilliams, một nhà phân tích khí hậu và năng lượng tại Bruegel cho biết một cách khác là thay thế khoảng một nửa lượng khí đốt từ Nga sang các nguồn khác. Mỹ đã vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến châu Âu, và các quan chức EU cũng đang tìm kiếm nguồn cung từ các nước như Azerbaijan và Qatar.

Cũng theo ông McWilliams, một nửa lượng khí đốt còn lại sẽ đến từ việc cắt giảm nhu cầu, đặc biệt là khi châu Âu chuẩn bị cho mùa đông tới.

Các ngành công nghiệp nặng, như luyện thép và sản xuất hóa chất, sẽ cần phải giảm hoạt động của chúng. Chủ các tòa nhà sẽ phải đầu tư vào các tấm pin mặt trời và máy bơm nhiệt có thể giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống sưởi.

Tara Connolly, một nhà vận động của tổ chức phi chính phủ quốc tế Global Witness chuyên về khí đốt, nói rằng châu Âu phải khởi động một chương trình khẩn cấp để cách nhiệt cho các ngôi nhà, thay thế các lò hơi gas bằng máy bơm nhiệt và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Bà nói: “Rõ ràng là sự phụ thuộc vào khí đốt của châu Âu đã cung cấp cho ông Putin các nguồn lực để tham gia vào hoạt động của ông ta ở Ukraine, đồng thời cản trở phản ứng của châu Âu. Điều này đã cho thấy rằng không chỉ nhiên liệu hóa thạch đang phá hủy khí hậu, mà chúng đang góp phần tạo ra một thế giới đầy biến động và nguy hiểm hơn".

Xem thêm >> Mỹ - EU cân nhắc cấm dầu Nga, giá dầu vượt ngưỡng 130 USD/thùng

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

Nợ gấp 2 lần vốn, Petro Miền Trung vẫn để hàng trăm tỷ gửi ngân hàng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu đạt 500 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

Ô tô Hyundai giảm sốc: Accent rẻ thêm 60 triệu, Custin xuống giá 80 triệu đồng

(VNF) - Mẫu sedan hạng B Hyundai Accent và MPV đa dụng Custin đang được các đại lý giảm giá bán hàng chục triệu đồng để xả hàng tồn kho.

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

‘Báo động’ chất lượng tài sản của Khải Hoàn Land

(VNF) - Có tới 91,6% tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) nằm ở các khoản phải thu; 7% khác nằm ở hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.