Châu Âu đau đầu vì lạm phát tăng nóng

Thảo Phương - 01/06/2022 07:49 (GMT+7)

Lạm phát tại khu vực đồng EUR liên tục lập đỉnh mới trong những tháng qua. Lệnh cấm đối với 90% dầu nhập khẩu từ Nga có thể khiến tình trạng này tồi tệ hơn nữa.

VNF
Châu Âu đau đầu vì lạm phát tăng nóng

CNBC đưa tin theo dữ liệu chính thức, giá cả tại khu vực đồng EUR tiếp tục tăng cao hơn vào tháng 5, đánh dấu mức cao kỷ lục trong tháng thứ 7 liên tiếp.

Cụ thể, lạm phát tại khu vực này ở mức 8,1% trong tháng 5, tăng từ mức cao kỷ lục của tháng 4 là 7,4%. Trước đó, các nhà phân tích dự báo giá cả sẽ tăng 7,8% vào tháng 5.

Theo dữ liệu được công bố hôm 31/5, lạm phát tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã đạt 8,7% trong tháng 5, vượt xa ngưỡng dự báo 8% và tăng mạnh từ mức 7,8% hồi tháng 4.

Sức ép lạm phát

Lạm phát tại Pháp cũng tăng vượt dự báo của giới quan sát lên ngưỡng kỷ lục 5,8% trong tháng 5, tăng từ mức 5,4% hồi tháng 4. Trong khi đó, giá tiêu dùng ở Tây Ban Nha nhảy vọt 8,5% vào tháng 5.

Trên toàn khu vực đồng EUR, mức tăng giá tiêu dùng hàng năm đạt kỷ lục do chi phí năng lượng tăng vọt 39,2%, tăng từ mức 37,5% trong tháng 4. Còn giá thực phẩm, rượu và thuốc lá tăng 7,5%, từ ngưỡng 6,3% vào tháng trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi không tính đến giá năng lượng và lượng thực, lạm phát cơ bản của khu vực này đã đạt 3,8% trong tháng 5.

Tình trạng lạm phát tại khu vực đồng EUR đã trở nên trầm trọng hơn trong những tháng qua, nhất là chi phí thực phẩm và năng lượng, do cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.

Cuối ngày 30/5, giới chức EU đã đồng ý cấm nhập khẩu 90% dầu thô của Nga vào cuối năm nay. Giá dầu thế giới tăng vọt sau thông tin này.

Theo ông Charles Michel - Chủ tịch Hội đồng châu Âu, động thái này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến 75% lượng dầu nhập khẩu từ Nga.

Khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU đến từ Nga - nước đóng vai trò lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Saudi Arabia, và là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất trên thị trường toàn cầu. Nước này cũng sản xuất và xuất khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên.

Giá dầu thế giới đã tăng vọt vào sáng 31/5. Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế tăng 1,7% lên 123,76 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch tại London, còn giá dầu WTI - được sản xuất tại các nhà máy lọc dầu Mỹ - tăng 3,5% lên 119,04 USD/thùng.

Theo giới quan sát, lệnh cấm cục bộ của EU đối với dầu Nga sẽ đẩy giá dầu tăng cao hơn nữa, góp phần gia tăng áp lực lạm phát của khối này.

Giá năng lượng vốn đã tăng lên do nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Nhưng đà tăng được tiếp nhiệt bởi nỗ lực của châu Âu nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Bài toán khó

Tình trạng lạm phát tăng cao không chỉ xảy ra ở châu Âu, mà còn tại Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sức ép từ giá cả leo thang khiến các ngân hàng trung ương đau đầu. Điều này cũng có thể tạo ra nguy cơ suy thoái kinh tế.

Hồi đầu tháng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho rằng quyết định nâng lãi suất có thể được đưa ra trong cuộc họp vào tháng 7 của cơ quan này.

"Dựa vào tình hình hiện nay, chúng ta có khả năng rời khỏi mức lãi suất âm vào cuối quý III năm nay", bà cho biết. Hội đồng quản trị của ECB sẽ có cuộc họp vào ngày 9/6 và 21/7.

Theo ông Jari Stehn - Trưởng nhóm Kinh tế Châu Âu của Goldman Sachs, ngân hàng Phố Wall dự báo ECB sẽ nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong mỗi cuộc họp vào năm tới, nâng lãi suất từ âm 0,5% lên 1,5% vào tháng 6/2023.

Goldman Sachs cho rằng lạm phát của khu vực đồng EUR sẽ đạt đỉnh 9% vào tháng 9.

"Nhưng hãy nhớ rằng lạm phát chủ yếu được thúc đẩy bởi giá năng lượng và những thứ khác liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Stehn nhận định.

"Còn lạm phát cốt lõi, sau khi loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, vẫn ở mức khoảng 3,5%. Trong khi đó, tăng trưởng tiền lương chỉ hơn 2%", ông nói thêm.

Vì thế, theo ông Stehn, lạm phát cốt lõi tại khu vực đồng EUR cũng đã tăng lên. Điều này tạo áp lực khiến ngân hàng trung ương phải nhanh chóng bình thường hóa các chính sách.

"Nhưng ECB không cần nâng lãi suất nhanh chóng như Mỹ và Anh. Ở đó, lạm phát cốt lõi ở mức khoảng 6%, còn các ngân hàng trung ương, cụ thể là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cần phải thực hiện những động thái quyết liệt hơn ECB nhằm thắt chặt các chính sách", vị chuyên gia tại Goldman Sachs nhận định.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.