Chất lượng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng: Đã vơi bớt nỗi lo

Ái Châu Tử - 28/02/2024 17:57 (GMT+7)

(VNF) – Các khoản phải thu ít đi, tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản cũng giảm xuống; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hoặc tăng ít, hoặc giảm mạnh; dòng tiền kinh doanh dương với giá trị lớn… là những biểu hiện cho thấy chất lượng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng phần nào đã được cải thiện trong năm 2023.

VNF
Chất lượng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng: Đã vơi bớt nỗi lo

Bớt căng

Với ngành xây dựng, nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp có lẽ là nợ đọng. Nhà thầu đã thi công, đồng nghĩa phải ứng tiền ra trước, nếu chủ đầu tư dự án chậm trả, hoặc không trả, nhà thầu có thể lâm vào tình trạng khốn cùng, nhất là ở quy mô lớn.

Hai năm trở lại đây, câu chuyện nợ đọng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, mà nguyên do chính là các chủ đầu tư dự án bất động sản khát tiền nghiêm trọng, khiến việc thanh toán cho nhà thầu không đảm bảo tiến độ, thậm chí không thanh toán. Nhà thầu chính, trước bị chủ đầu tư “om” tiền, sau bị nhà thầu phụ/nhà cung cấp đòi nợ, rơi vào cảnh “trở đi mắc núi, trở về mắc sông”. Có nhà thầu chính bi đát đến nỗi phải gán cả bất động sản dở dang, cả máy móc thiết bị trong kho để trừ nợ.

Cho đến hết năm 2023, vẫn còn hàng loạt nhà thầu có các khoản phải thu giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản. Thống kê của Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đối với 20 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam (đang niêm yết và tự công bố thông tin) cho thấy có tới 12 doanh nghiệp có các khoản phải thu chiếm hơn 40% tổng tài sản, gồm: Tổng công ty Thăng Long - HNX: TTL (43%), Fecon - HoSE: FCN (45%), Đua Fat – UPCoM: DFF (46%), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – UPCoM: HAN (46%), Tổng công ty Xây dựng Số 1 – HoSE: CC1 (47%), Phục Hưng Holdings – HoSE: PHC (50,6%), Ricons (52,5%), Coteccons – HoSE: CTD (57%), Hòa Bình – HoSE: HBC (67,5%), Tracodi – HoSE: TCD (72%), Hưng Thịnh Incons – HoSE: HTN (77%) và lớn nhất là Tập đoàn Xây dựng SCG – HNX: SCG (93%).

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực trong năm 2023 là đã có 12/20 doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm của các khoản phải thu. Trong đó, giảm mạnh nhất là Vinaconex – HoSE: VCG (giảm 35%), HAN (giảm 22%), HBC (giảm 20%) và CC1 (giảm 17%). Tỷ trọng của khoản phải thu trong cơ cấu tổng tài sản vì thế cũng giảm theo, đơn cử như HBC, giảm từ 72% cuối năm 2022 xuống chỉ còn 67,5% khi kết năm 2023.

Đi liền với sự sụt giảm của các khoản phải thu, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của nhiều doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Thống kê cho thấy có 8 doanh nghiệp có dự phòng lớn đã giảm được giá trị của khoản dự phòng, trong đó giảm mạnh nhất là: Công ty Cổ phần SCI - HNX: S99 (giảm 85%), TCD (giảm 60%), VCG (giảm 43%).

Với các doanh nghiệp có dự phòng tăng trưởng như Ricons (tăng gấp 13 lần), Licogi 18 – HNX: L18 (tăng 29%), HBC (tăng 3%), CTD (tăng 0,8%), có thể thấy hai điều. Thứ nhất, những doanh nghiệp tăng mạnh dự phòng thì có số dự phòng không lớn, như Ricons chỉ 250 tỷ đồng, L18 chỉ 101 tỷ đồng, nên giá trị tuyệt đối tăng thêm là không quá lớn. Thứ hai, những doanh nghiệp có số dự phòng rất lớn lại chỉ tăng rất ít, như CTD hay HBC.

Những chuyển biến này cho thấy trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp xây dựng đã khống chế được tình hình công nợ, hay tốt hơn là đã gặt hái được thành tựu đáng kể trong công tác thu hồi nợ, qua đó giải quyết được phần nào áp lực tài chính cũng như có điều kiện tiếp tục nhận thầu thi công.

Ở chỉ số hàng tồn kho, những chuyến biến tích cực cũng đã xuất hiện. Theo đó, có 9/20 doanh nghiệp được thống kê ghi nhận sự sụt giảm của giá trị hàng tồn kho. Trong số này, giảm mạnh nhất là HTN (giảm 46%), Sông Đà 11 - HNX: SJE (giảm 22%) rồi tới Tổng công ty Sông Đà - UPCoM: SJG (giảm 21%), CTD (giảm 17%), VCG (giảm 11%).

Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản ở mức cao (trên 30%), số lượng là khá ít, chỉ đếm chưa hết số ngón trên một bàn tay, gồm: Xây dựng Số 5 – HoSE: SC5 (32,6%), L18 (60%) và Cotana – HNX: CSC (70,4%).

Và tổng kết lại, chỉ có 5/20 doanh nghiệp mà tổng tỷ trọng của các khoản phải thu và hàng tồn kho vượt trên 80% tổng tài sản, gồm: HBC (85%), L18 (89%), CSC (90%), HTN (90%) và SCG (97%).

Cải thiện tiền bạc

Ngoài những chuyển biến nêu trên, một chỉ dấu mang tính tích cực khác của các doanh nghiệp xây dựng trong năm 2023 là dòng tiền kinh doanh của phần lớn đơn vị ở trạng thái tích cực. Theo đó, có 13/20 doanh nghiệp có dòng tiền kinh doanh dương, gồm: CTD (536 tỷ đồng), HBC (1.393 tỷ đồng), HTN (259 tỷ đồng), Ricons (9 tỷ đồng), FCN (409 tỷ đồng), VCG (3.301 tỷ đồng), S99 (454 tỷ đồng), SJE (195 tỷ đồng), TTL (45 tỷ đồng), SJG (1.960 tỷ đồng), HAN (222 tỷ đồng), CC1 (3.006 tỷ đồng), TCD (431 tỷ đồng).

Với các doanh nghiệp vẫn âm dòng tiền kinh doanh, ngoại trừ một số đơn vị âm nặng như SCG (-666 tỷ đồng), L18 (-255 tỷ đồng), CSC (-178 tỷ đồng), PHC (-143 tỷ đồng) thì những đơn vị còn lại âm nhẹ nhàng: SC5 (-66 tỷ đồng), DFF (-4 tỷ đồng)…

Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền kinh doanh âm hoặc dương, song một trong những nguyên nhân quan trọng là giảm được hàng tồn kho và các khoản phải thu, mà những chuyển biến này đã được đề cập kĩ lưỡng ở phần trên.

Điều đáng nói hơn cả là nhờ vào việc cải thiện được đáng kể dòng tiền kinh doanh, quy mô tiền của nhiều doanh nghiệp cũng tăng lên trông thấy. Chẳng hạn như CTD (2.842 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần đầu năm, cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, quy mô tiền lên tới 4.304 tỷ đồng, lớn nhất trong các doanh nghiệp công bố thông tin). Theo sau là VCG (3.787 tỷ đồng), SJG (3.318 tỷ đồng, tăng 5%), CC1 (2.853 tỷ đồng), Ricons (1.343 tỷ đồng, tăng 25%), FCN (726 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần), HAN (644 tỷ đồng, tăng 7%), SC5 (117 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần), S99 (340 tỷ đồng, tăng 57%), PHC (160 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần), TTL (379 tỷ đồng, tăng 87%), L18 (309 tỷ đồng, tăng 52%), TCD (302 tỷ đồng, tăng 38%), SCG (117 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần)…

Đương nhiên, việc tăng quy mô tiền như trên, ngoài việc cải thiện dòng tiền kinh doanh còn do doanh nghiệp điều chỉnh lại chiến lược đầu tư. Song, có một điều rõ rệt là rất ít doanh nghiệp nhờ vào dòng tiền tài chính (vay mượn) để có được số dư tiền lớn. Thống kê cho thấy chỉ có vài doanh nghiệp xây dựng năm qua ghi nhận việc tăng dòng tiền đi vay, như: Ricons, SC5, SJE, TTL, L18, HAN. Còn lại, các doanh nghiệp đều giảm quy mô dòng tiền vay mượn, trong đó hầu như góp mặt các doanh nghiệp vốn “nổi tiếng” về việc sử dụng đòn bẩy lớn, như: HBC, HTN, FCN, CSC, TCD, SJG, CC1… Có doanh nghiệp như SCG thậm chí còn không phát sinh hoạt động vay mượn, chỉ có hoạt động trả nợ gốc vay.

Không thể phủ nhận trong câu chuyện vay mượn trên, có những doanh nghiệp ở trong tình trạng không được cho vay hoặc rất khó vay, song cũng có những doanh nghiệp đã chủ động tiết giảm. Điều đó cho thấy ít nhiều nỗ lực tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp xây dựng trong thời buổi “thóc cao gạo kém”.

Dù vậy, vẫn phải nói rằng tất cả những chuyển biến nêu trên vẫn chưa thể tạo ra sự thay đổi mang tính căn bản nào về cục diện của ngành xây dựng hiện tại. Các doanh nghiệp vẫn đang phải đối diện với bài toán về công nợ, vay mượn, trả lãi, vẫn phải đau đầu xoay tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp vẫn đang neo ở mức cao, thậm chí là rất cao, như: Ricons 2,19 lần, CC1 2,5 lần, HAN 3,19 lần, TTL 3,43 lần, HTN 3,98 lần, PHC 4,73 lần, SCG 4,84 lần, DFF 5,13 lần, SC5 6,17 lần, L18 8,16 lần và nhất là HBC 27,8 lần. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp sẽ còn phải vật lộn thêm một khoảng thời gian nữa mới hi vọng thay đổi được tình hình. 2024 vì thế chưa hẳn đã là một năm dễ dàng với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.