Chân dung bà chủ tập đoàn WHA vừa mua 34% cổ phần tại Nước mặt sông Đuống

Cẩm Thư - 04/11/2019 10:29 (GMT+7)

(VNF) - Bà Jareeporn Jarukornsakul - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn WHA, đơn vị vừa chi hơn 2.000 tỷ đồng mua 34% cổ phần tại nhà máy nước mặt sông Đuống, là một trong người phụ nữ quyền lực nhất tại Thái Lan, theo Bangkok Post. Bà Jareeporn Jarukornsakul là người đam mê kinh doanh từ nhỏ và bắt đầu nghĩ về chuyện khởi nghiệp từ khi lên 10.

VNF
Bà Jareeporn Jarukornsakul /Ảnh: Bangkok Post.

Mới đây, công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP), thành viên Tập đoàn WHA của Thái Lan, đã công bố thông tin về việc hoàn tất việc mua lại hơn 33,98 triệu cổ phần (tương ứng với 34% vốn điều lệ) của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống từ ông Đặng Tất Thắng. Thương vụ trị giá khoảng 2.073,19 tỷ đồng.

WHA là tập đoàn đa quốc gia của Thái Lan, được thành lập năm 2003, hoạt động chủ yếu ở khu vực ASEAN. Họ có 4 khu vực kinh doanh chính là logistic kho bãi – xây dựng khu công nghiệp – công nghiệp năng lượng – dịch vụ kỹ thuật số.

WHA được sáng lập bởi vợ chồng nữ triệu phú Jareeporn Jarukornsakul – người đứng thứ 37 trong danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2018 với tài sản ròng vào khoảng 820 triệu USD.

Bà Jareeporn Jarukornsakul hiện đang nắm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc WHA, trực tiếp sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.

Tập đoàn WHA hiện đang nắm giữ 74% cổ phần tại WHAUP – đơn vị vừa thực hiện thương vụ ngàn tỷ với Nước mặt sông Đuống.  Bà Jareeporn Jarukornsakul đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của WHAUP.

Sau thương vụ này, WHAUP trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống, chỉ sau Công ty Cổ phần Nước Aqua One, do bà Đỗ Thị Kim Liên ( “shark” Liên) làm người đại diện, với tỷ lệ sở hữu 41%.

Nung nấu khát vọng khởi nghiệp từ khi lên 10

Bà Jareeporn Jarukornsakul sinh năm 1967, trong một gia đình có bố mẹ kinh doanh quần áo.

"Tôi đã học và hiểu được suy nghĩ của chủ doanh nghiệp, trong khi cha mẹ tôi thấm nhuần giá trị vô giá của lao động chăm chỉ", bà Jareeporn chia sẻ với tờ Bangkok Post trong một cuộc phỏng vấn năm 2018.

Từ khi lên 10 tuổi, bà Jareeporn Jarukornsakul đã nung nấu khát vọng khởi nghiệp.

Sau đó, Jareeporn Jarukornsakul mất nhiều năm để xác định chính xác lĩnh vực mà bà muốn kinh doanh. Trong thời gian đó, nữ tỷ phú Thái Lan đã lấy bằng Cử nhân Khoa học Môi trường tại Đại học Mahidol và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Bangkok. Năm 1993, ở tuổi 26, sau khi nhận bằng Thạc sỹ, bà Jareeporn Jarukornsakul bắt đầu kinh doanh các sản phẩm nhựa và tấm nâng hàng (pallet).

Năm 2003, Jareeporn Jarukornsakul cùng người chồng quá cố là ông Somyos Anantaprayoon sáng lập tập đoàn WHA, sau khi nhận thấy các công ty hàng đầu Thái Lan cần tìm các đơn vị tiên phong áp dụng khái niệm Build to Suit (kho thiết kế riêng) để giảm chi phí lưu trữ, vận hành và logistic.

WHA là một bước tiến lớn nhưng cũng là một thử thách không hề nhỏ đối với bà Jareeporn, nhưng bà suy nghĩ tích cực và tìm cách giải quyết vấn đề.

“Cha tôi luôn nghĩ rằng con người sinh ra để tạo ra vấn đề và giải quyết chúng cho đến khi mỗi người chết. Vì vậy, tôi nghĩ rằng không có vấn đề, không có tiến bộ. Nếu bạn không bao giờ có chúng, bạn không thể cải thiện bản thân”, nữ tỷ phú Thái Lan nói với Bangkok Post.

Bà Jareeporn đã cùng chồng đưa WHA niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan vào năm 2012.

Với cương vị là Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, bà Jareeporn có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng lợi nhuận vượt trội của WHA, từ 200 triệu baht vào năm 2012 lên gần 2 tỷ baht vào năm 2015.

Năm 2015, bằng việc mua lại Hemaraj Land – công ty phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan, tập đoàn WHA đã trở thành công ty số 1 về bất động sản công nghiệp và cung cấp dịch vụ logistic theo hình thức Build to Suit tại Thái Lan.

Không chỉ khẳng định vị thế tại Thái Lan, tập đoàn WHA còn đẩy mạnh đầu tư ra thị trường nước ngoài, bao gồm Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Sở hữu nhiều dự án ‘khủng’ tại Việt Nam

Ngoài khoản đầu tư vào nhà máy nước mặt sông Đuống, tập đoàn của nữ tỷ phú Thái Lan Jareeporn còn sở hữu khoảng 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cấp nước Cửa Lò (CLWasco), theo Bangkok Post.

Phiên đấu giá hơn 2,7 triệu cổ phần CL Wasco, tương ứng 56,33% vốn điều lệ do UBND tỉnh Nghệ An sở hữu diễn ra hồi tháng 1/2019. Kết quả đấu giá được HNX công bố sau đó cho thấy có 2 nhà đầu tư trúng giá, với giá đấu bình quân là 10.275 đồng/cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài trúng đấu giá hơn 2,28 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ 41% vốn. 

CL Wasco là công ty đã có hơn 20 năm khai thác và quản lý hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và sử dụng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) và một số vùng lân cận. Bên cạnh đó, CL Wasco còn là chủ đầu tư dự án Cải tạo, mở rộng nhà máy nước Cửa Lò với nguồn vốn được tài trợ một phần từ khoản vay ODA từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Cũng tại tỉnh Nghệ An, WHA Industrial Development - thành viên của Tập đoàn WHA - đang phát triển dự án khu công nghiệp WHA industrial Zone 1 với tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), có quy mô rộng 3.200 ha tại địa bàn các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.