CEO Phú Đông Group: ‘Không phải vốn, quỹ đất mới là khó khăn lớn nhất của nhà đầu tư’

Anh Phan - 16/04/2021 14:59 (GMT+7)

(VNF) - Tại hội thảo “Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản vùng TP. HCM mở rộng năm 2021”, vấn đề về tiến độ triển khai quy hoạch vùng TP. HCM điều chỉnh cũng như sự tác động đến thị trường bất động sản đã được các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra thảo luận. 

VNF
CEO Phú Đông Group: ‘Không phải vốn, quỹ đất mới là khó khăn lớn nhất của nhà đầu tư’.

Ở vị trí là đại diện các nhà đầu tư, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho rằng hiện nay, vấn đề về vốn không phải là khó khăn của nhà đầu tư mà khó khăn lớn nhất là quỹ đất để thực hiện các dự án bất động sản.

Theo ông Phúc, thời gian qua giá đất tăng cao, việc quy hoạch các quỹ đất phù hợp để thực hiện các dự án vẫn còn nhiều bất cập, do đó, để hài hòa được vấn đề này nhà nước cần quy hoạch cụ thể từng khu vực, đặc biệt thu hồi đất để tạo ra các quỹ đất lớn sau đó đấu giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện

Ông Phúc cũng nhấn mạnh về sự bất cập từ thủ tục pháp lý, nhà nước. Theo Tổng giám đốc Phú Đông Group, cần rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án nhanh hơn, qua đó, giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở hiện nay.

Trả lời TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư về vấn đề khúc mắc trong việc huy động tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng giao thông, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải), khẳng định nguồn lực dành cho giao thông cần rất lớn, mỗi nhà nước đứng ra làm thì rất khó.

“Nguồn vốn trung hạn (2021-2025) dành cho giao thông là khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Đây là con số rất lớn. Hành lang pháp lý hiện nay đã có Luật Đầu tư công, Luật PPP nhưng rất tiếc luật PPP đã bỏ hình thức BT ra khỏi luật khiến chỉ những hình thức như BOT, PPP khó kêu gọi nguồn lực. Hỏi các đại gia dễ dàng nhận được cái lắc đầu khi mời gọi hợp tác PPP”, ông nói.

Đại diện Bộ GTVT cũng khẳng định giao thông là nhu cầu công cộng, không phải là thu lợi riêng. Do vậy, nguồn vốn cần được xã hội hoá với nhu cầu lớn.

“Hiện nay, các đường vành đai cũng kêu gọi nhà đầu tư tham gia với nhiều hình thức giải pháp phù hợp để cả nhà nước-nhà đầu tư - người dân đều có lợi. Bộ GTVT sẽ ngồi lại với các nhà đầu tư quan tâm dành nguồn lực để lắng nghe và tìm ra các hình thức khác nhau, phù hợp để hợp tác. Bộ GTVT có cơ chế chính sách rộng mở để kêu gọi nhà đầu tư vào những dự án có tính khả thi cao”, ông Mười nói.

Liên quan đến vấn đề kêu gọi vốn đầu tư cho các hạ tầng giao thông, tiếp tục phần tham luận, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho hay các nhà đầu tư đặt kỳ vọng rất lớn vào Luật PPP, nhưng nghị định Bộ Tài chính vừa ban hành đang vấp phải nhiều ý kiến "than phiền" và cho rằng bất bình đẳng. Vấn đề được nhiều ý kiến đề cập đó là việc huy động vốn nước ngoài về phát triển hạ tầng giao thông nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào tham gia.

Trả lời câu hỏi này, GS-TSKH. Nguyễn Mại cho rằng nếu huy động vốn FDI, nguy cơ lớn nhất sẽ gặp phải là sự chậm trễ, kéo theo đó là việc đội vốn.

Do đó, điều quan trọng nhất của việc điều hành hiện nay, theo ông Nguyễn Mại, đó là khắc phục tình trạng chậm trễ từ cấp phép, triển khai, giải phóng mặt bằng, tính toán chi phí hiệu quả,... để nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ.

“Đây là cả câu chuyện dài. Và để thực thi là câu chuyện muôn thuở. FDI đến giờ đã thất bại trong BOT, PPP và càng thất bại trong việc đầu tư vào các hạ tầng giao thông. Đơn cử, đó là trường hợp nhà đầu tư IL&FS (Ấn Độ) đã bày tỏ sự quan tâm đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Cho dù đã thương lượng gần xong, nhưng việc vướng mắc nhiều vấn đề đã khiến dự án không thể bán được”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nói.

“Nghị định BOT đầu tiên ra đời vào năm 1993, sau đó 5 năm thì Luật PPP ra đời, nhưng cuối cùng cũng không để làm gì, vì không giải đáp được quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. Nếu chúng ta không có tư duy đổi mới, không nghe các phản biện trái tai, chúng ta không thể sửa những lỗi cơ bản. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia không chỉ giao thông đường bộ, mà còn đường sắt, cảng hàng không. Nếu chúng ta có luật hợp lý hơn, công khai minh bạch hơn, đảm bảo lợi ích chính đáng thì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ muốn góp vốn thực hiện các dự án với nhà nước”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân'

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: 'Tại sao hạn chế quyền của dân'

(VNF) - Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này khó khả thi và không có tác động lên thị trường vàng. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại hạn chế quyền mua của người dân?.

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

Sạt lở đất 7 người thương vong: Danh tính nhà thầu làm đường dây 500kV

(VNF) - Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (trụ sở đóng tại Hà Nội) là nhà thầu thi công Gói thầu số 12: Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 thuộc dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có tổng kinh phí thực hiện gói thầu 109.5 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner

(VNF) - Trong diễn biến đáng lo ngại mới nhất liên quan tới hãng sản xuất máy bay Boeing, công ty đã thừa nhận hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra máy bay 787 Dreamliner của mình đã bị làm sai lệch. Boeing đã tiết lộ điều này một cách công khai sau khi có tin tức về một cuộc điều của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

Lợi nhuận 'ông lớn' xi măng HT1: Quý I chạm đáy, kỳ vọng đi lên

(VNF) - Theo SSI, lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy trong quý I vừa qua và sẽ bắt đầu phục hồi trong quý II. Sản lượng tiêu thụ của công ty đang có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4 và tháng 5.

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng, sổ đỏ).

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

(VNF) - Sun Property (thành viên Sun Group) ra mắt tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway thuộc quần thể Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Hé lộ chuỗi siêu tiện ích sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội

Hé lộ chuỗi siêu tiện ích sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội

(VNF) - Khu Đông Hà Nội đang “lột xác” ngoạn mục khi liên tục được bổ sung thêm những siêu tiện ích đẳng cấp quốc tế, giúp mang tới diện mạo khang trang, hiện đại cho Ocean City.

M&A 2024: Dư tiền nghìn tỷ, hàng rẻ mời chào, nhiều ông chủ vẫn e dè

M&A 2024: Dư tiền nghìn tỷ, hàng rẻ mời chào, nhiều ông chủ vẫn e dè

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp tỏ ra e dè, thận trọng cho kế hoạch M&A trong năm 2024 và thời gian tới. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại cởi mở và sẵn sàng xuống tiền khi đạt được mức giá hợp lý.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.