CEO FECON Nguyễn Văn Thanh: ‘2023 sẽ là năm của một FECON rất khác’

Hoàng Ngân - 04/06/2023 09:49 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn nhận về một năm 2023 với nhiều gam màu sáng, CEO của FECON Nguyễn Văn Thanh đã có một cuộc trao đổi cởi mở với báo chí về định hướng, mục tiêu và phương hướng hoạt động của tập đoàn. Qua câu chuyện này, ông Thanh đã “khắc họa” rõ nét hơn về hình ảnh của một FECON trong năm nay rất khác: bài bản hơn, cẩn trọng hơn nhưng cũng không kém phần bản lĩnh để ứng biến với những thay đổi của thị trường.

VNF
CEO FECON Nguyễn Văn Thanh: "2023 sẽ là năm của một FECON rất khác"

“Năm 2023, mục tiêu lợi nhuận 125 tỷ đồng là khả thi”

Đó là lời khẳng định của ông Thanh khi bắt đầu câu chuyện với giới báo chí về “sức khỏe” của FECON trong năm 2023. Đây cũng là điều được nhiều nhà báo, phóng viên đặt câu hỏi khi trong năm 2022, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của FECON không đạt kỳ vọng.

Năm 2022 và cho đến thời điểm này, thị trường xây dựng luôn trong tình trạng khó khăn do tác động của đà suy giảm kinh tế cũng như cơn biến động chưa có hồi kết của thị trường bất động sản. Bởi vậy, mặt bằng kinh doanh chung của các doanh nghiệp xây dựng thời gian qua đều không ấn tượng. FECON cũng không phải là ngoại lệ.

Ông Nguyễn Văn Thanh, CEO FECON

Nhưng kể từ ngay những tháng đầu năm 2023, FECON cho biết đã bắt đầu có những tín hiệu khả quan hơn trong kết quả kinh doanh. Sự thay đổi này là những liệu tính đã được ban lãnh đạo tập đoàn nhìn nhận, đánh giá và tính toán thận trọng dựa trên thực tế thị trường.

Đơn cử nhất là khoản lãi sau thuế 3 tỷ đồng trong quý I/2023 của FECON. Đây là một điểm tích cực đánh dấu cho sự tăng trưởng của FECON so với năm 2022 cũng như so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xây dựng trong 3 tháng đầu năm.

“Thậm chí, nếu nhìn kỹ hơn, các bạn có thể thấy trong quý I/2023, chúng tôi đã ghi nhận doanh thu lên tới 609 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận gộp đạt 123 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy FECON đã cải thiện được giá vốn bán hàng, là cơ sở để đạt được lợi nhuận cao hơn trong các quý tiếp theo”, ông Thanh khẳng định.

Sự liệu tính kỹ lưỡng này còn được thể hiện rõ ràng hơn qua những giá trị hợp đồng được ông Thanh chia sẻ. Cụ thể, ông Thanh cho biết, trong năm nay, FECON dự kiến ký mới 6.000 tỷ đồng ở mảng xây dựng. Ngoài ra, FECON còn có 2.500 tỷ đồng backlog được chuyển tiếp từ năm 2022, dự kiến tạo lượng doanh thu khả quan.

Chính vì vậy, mục tiêu doanh thu 3.800 tỷ đồng là một kết quả vô cùng khả thi. “Thậm chí nếu thị trường tốt lên từ quý III/2023, chúng tôi sẽ còn vượt cả mục tiêu này”, ông Thanh nhấn mạnh.

Tại ĐHĐCĐ của FECON trước đó, tập đoàn này cũng cho biết, sẽ thực hiện việc chuyển nhượng dự án Quốc Vinh Sóc Trăng trong năm nay. Hiện, FECON đã chốt xong thỏa thuận với đối tác, dự kiến hoàn thành thương vụ này trong quý III hoặc chậm nhất là quý IV/2023. 

Cũng theo chia sẻ của ông Thanh, dự kiến mảng đầu tư sẽ đóng góp khoảng 60% lợi nhuận cho FECON, 40% còn lại là mảng xây dựng. Đây là những thông số này tích cực dự báo về một năm 2023 tăng trưởng đày lạc quan của FECON.

Những ẩn số biến động đều đã được dự trù

Mặc dù FECON đã có những sự tăng trưởng đầy tích cực nhưng trước một thị trường xây dựng vẫn còn gặp nhiều bất lợi thì rủi vẫn còn hiện hữu. Đơn cử, thị trường xây dựng hiện nay đang gặp nhiều bất lợi, ví dụ như số lượng các dự án mới trên thị trường rất ít.

Nhiều dự án chậm triển khai do chủ đầu tư vướng mắc về tài chính, mặt bằng và pháp lý. Lãi suất cho vay cao bào mòn biên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Hay tình trạng nợ đọng diễn ra phổ biến, gây khó khăn về dòng tiền cho các nhà thầu…

Khi được hỏi về những biến động này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới FECON, ông Thanh mạnh mẽ khẳng định, biến động này chắc chắn tác động đến các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, ông chia sẻ FECON có những điểm khác biệt so với nhiều nhà thầu khác.

FECON tuyệt nhiên không chạy theo doanh số mà chỉ tập trung vào những dự án chất lượng

FECON cho biết tập đoàn đã phải từ chối nhiều lời mời của các chủ đầu tư. Năm nay, FECON vẫn tập trung cho các dự án công nghiệp, hạ tầng lớn như: nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 (đã ký được 697 tỷ đồng và vừa ký thêm một gói thầu mới trị giá 197 tỷ đồng và dự kiến sẽ ký tiếp khoảng 200 tỷ đồng nữa trong giai đoạn tới; dự án xây dựng Bến 5,6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng (đã ký 400 tỷ đồng và kỳ vọng ký thêm 300 - 400 tỷ đồng hợp đồng mới); nhà máy thép Hòa Phát - Quảng Ngãi giai đoạn 2 (đang triển khai các gói thầu nền móng với giá trị hợp đồng hơn 200 tỷ đồng).

Ngoài ra, dự án Metro Line 3 Hà Nội trị giá hơn 1.000 tỷ đồng backlog từ 2 năm trước cũng sẽ triển khai đào hầm từ quý III/2023. FECON chia sẻ dự kiến sẽ ký được hợp đồng thi công điện gió ở Philippines trị giá hàng nghìn tỷ đồng kèm theo đó là các dự án hạ tầng ở Campuchia và Lào.

Điều lo ngại, theo ông Thanh, vẫn là giá vốn và chi phí tài chính. Đây là những ẩn số khó lường ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, FECON đã có những tính toán và dự trù riêng.

“Đơn cử như về giá vốn, FECON không chạy đua doanh số, ký bất chấp để lấy số lượng mà chọn lọc dự án tốt, có tiềm năng lãi và dòng tiền ổn định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thỏa thuận với nhà cung cấp giảm thiểu tác động của nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên, nguyên vật liệu xây dựng năm nay khó có báo giã như các năm trước đó”, ông Thanh phân tích.

Bởi vậy, biên lợi nhuận gộp của FECON không phải là thấp so với trung bình ngành. Cụ thể, xây dựng hạ tầng giao thông đạt 8 - 9%, xây dựng nền móng và công trình ngầm đạt 11 – 12%, xây dựng năng lượng và công nghiệp nặng đạt 14 – 15%. “Điều này cho thấy năng lực đàm phán của chúng tôi là không nhỏ”, ông Thanh tái khẳng định.

Thị trường xây dựng đang chịu khó khăn do thị trường bất động sản chững lại nhưng điều đó không nghĩa là không có cơ hội. Mỗi doanh nghiệp xây dựng, với năng lực kinh nghiệm khác nhau, sẽ tìm kiếm được các cơ hội phù hợp với chính mình.

Với FECON, trong 19 năm hình thành và phát triển, tập đoàn này đã kiến tạo được nền tảng vững chãi về năng lực thi công nền móng và công trình ngầm có lẽ sẽ nhanh chóng tìm kiếm được các cơ hội mới.

“Chúng tôi vẫn tập trung tìm kiếm các cơ hội tại các dự án hạ tầng lớn (đặc biệt các dự án hạ tầng ngầm đô thị, cảng biển, logistics là thị trường có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai); các dự án công nghiệp lớn như nhà máy thép, nhà máy điện, năng lượng tái tạo; các dự án đô thị và công nghiệp có vốn FDI…”, ông Thanh dần khép lại cuộc trao đổi bằng những chia sẻ về định hướng tăng trưởng trong năm 2023 của FECON.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, khi đầu tư công được đẩy mạnh, các “đại dự án” được đưa vào triển khai như sân bay Long Thành, tuyến cao tốc Bắc Nam hay hàng loạt cụm cảng khách quan trọng như cụm cảng khách Quảng Ninh, cụm cảng khách Hải Phòng...

Đặc biệt hơn cả, với quy hoạch điện VIII vừa được thông qua, những nút thắt cơ chế trong đầu tư năng lượng tái tạo được gỡ bỏ sẽ tạo thêm đà phát triển cho FECON, một nhà thầu và nhà đầu tư nổi bật trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng Việt Nam.

Để vượt qua khó khăn và đương đầu thử thách, FECON cho biết đã và đang quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ cấp bách đến dài hạn. Đơn cử như đẩy mạnh phát triển thị trường các lĩnh vực dự án đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao; xuất khẩu các lĩnh vực thế mạnh của FECON như nền móng, công trình ngầm; tái cấu trúc doanh nghiệp để bộ máy gọn nhẹ, tiết giảm chi phí thường xuyên, kiểm soát chi phí chặt chẽ trên toàn hệ thống công ty và tại các dự án….

“Trong lúc này, chúng ta cần bản lĩnh, bình tĩnh, tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn. Chúng tôi tin là về lâu dài thị trường xây dựng Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Nếu vượt qua được giai đoạn này thì các doanh nghiệp sẽ có sức chống chịu tốt hơn, cạnh tranh tốt hơn và nhờ đó cũng tăng trưởng bền vững hơn”, ông Thanh kết thúc cuộc trao đổi với báo chí.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

(VNF) - Honda Việt Nam vừa tiến hành triệu hồi đối vối tổng số 14.162 xe, gồm các mẫu: Honda Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odysey.

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

(VNF) - Sau gần 5 tháng nhận bàn giao hồ sơ và tang vật từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam.

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

(VNF) - Lợi nhuận các doanh nghiệp ngành hàng không tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực sau khi phục hồi trong năm 2023. Dường như ngành hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn và có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.