CEO Đại Phúc Land: 'Doanh nghiệp BĐS đã phải tính đến việc hi sinh quý III, thậm chí một phần quý IV'

Trần Lê - 20/08/2021 01:59 (GMT+7)

(VNF) - "Sau nhiều lần nén và bung theo các đợt dịch bệnh trong gần 2 năm vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã giảm sút nguồn lực khá nhiều. Đến đợt dịch thứ 4 lần này, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp bất động sản đã phải bật chế độ cảnh báo cao nhất và tính toán đến kịch bản hy sinh hết quý III, thậm chí có thể cả một phần quý IV", bà Hương Nguyễn, CEO Đại Phúc Land chia sẻ với VietnamFinance.

VNF
Bà Hương Nguyễn, CEO Đại Phúc Land

"Doanh nghiệp bất động sản đã phải bật chế độ cảnh báo cao nhất"

Theo bà Hương Nguyễn, trước khi đại dịch xảy ra, thị trường bất động sản vẫn luôn được xem là dễ bị "tổn thương" khi chịu rất nhiều yếu tố tác động từ chính sách quản lý vĩ mô, chính sách tài khóa cũng như các thủ tục pháp lý chồng chất.

"Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản luôn phải đối mặt với rủi ro rất cao, phập phồng theo các chu kỳ phát triển kinh tế xã hội, chịu vô số rào cản tác động cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn khiến cho nguồn lực bị giảm sút. Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp bất động sản tồn tại được thật không đơn giản chút nào, đòi hỏi bản lĩnh vượt khó và thích nghi được với những thay đổi của hoàn cảnh, đôi khi không kịp trở tay", bà Hương chia sẻ.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, các đợt dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm xáo trộn tất cả hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản. Đây là tình huống bất khả kháng, dịch bệnh như một rào chắn buộc mọi thứ phải dừng lại để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Bà Hương ví von dịch bệnh như một khoảng lặng của thị trường, làm mọi thứ ngưng trệ và trong trạng thái chờ đợi. Trong tình huống đó, doanh nghiệp buộc phải thích nghi và gồng mình để sắp xếp, tính toán lại các phương án đầu tư kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, sau nhiều lần "nén" và "bung" theo các đợt dịch bệnh trong gần 2 năm vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã giảm sút nguồn lực khá nhiều. Đến đợt dịch thứ 4 lần này, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp bất động sản đã phải bật chế độ cảnh báo cao nhất và tính toán đến kịch bản hy sinh hết quý III, thậm chí có thể cả một phần quý IV.

Nhìn trên bình diện chung, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua gia tăng khá nhanh. Tuy nhiên, có hơn 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực mỏng nên khả năng chống chịu không cao nếu tình hình đóng cửa tiếp tục kéo dài.

"Chỉ cần giảm quy trình thủ tục xuống một nửa là mọi việc khác ngay"

Theo bà Hương, khả năng chống - chịu của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ mà biện pháp tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, với tình trạng sức chống chịu đã vượt quá giới hạn của nhiều doanh nghiệp, bà Hương cho rằng Chính phủ cần cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý, cơ chế chính sách cũng như các gói hỗ trợ tài chính.

Cụ thể, hướng hỗ trợ của Chính phủ nên bao gồm 2 nhóm chính:

Nhóm 1 bao gồm các gói hỗ trợ để duy trì hoạt động doanh nghiệp như gói vay ưu đãi chi trả lương, phục hồi hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn, giảm lãi suất vay, khoanh và giãn nợ, đồng thời xem xét giảm thuế, giãn thời hạn đóng bảo hiểm xã hội...

Nhóm 2 là các gói giải pháp thuộc về cơ chế chính sách, theo đó Chính phủ điều chỉnh các thủ tục pháp lý nhằm giải quyết các nút thắt đã và đang làm tắc nghẽn nguồn lực phát triển của thị trường bất động sản. Đây được xem là giải pháp căn cơ, mang tính bền vững giúp doanh nghiệp đỡ mất sức lực, thời gian và lãng phí nguồn lực không đáng có.

"Chỉ cần giảm quy trình, giảm thời gian các bước thủ tục xuống còn một nửa là mọi việc sẽ  khác xa ngay. Các doanh nghiệp đang nỗ lực gấp nhiều lần để vượt qua khó khăn, các kế hoạch sản phẩm cho giai đoạn tiếp theo vẫn tiếp tục được chuẩn bị sẵn sàng. Khách hàng vẫn quan tâm và nhà đầu tư vẫn trong tâm thế chờ đợi cơ hội khi dịch bệnh qua đi...", bà Hương nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Hội An (DIC Hội An) có doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, đây là con số khá bất ngờ khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp này đạt 166 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ đạt 117 triệu đồng.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.