[Câu chuyện kinh doanh] ExxonMobil: ‘Vua’ dầu mỏ khó giữ ngai vàng?

Linh Chi - 15/11/2017 11:55 (GMT+7)

(VNF) - Hoạt động tại 6 lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil đang nắm giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất nước Mỹ.

VNF
Hoạt động tại 6 lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil đang nắm giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Thương vụ sáp nhập thành công nhất  lịch sử ngành dầu mỏ

ExxonMobil, tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Irving, Texas, được thành lập vào ngày 30 tháng 11 năm 1999 thông qua sự hợp nhất của hai công ty Exxon và Mobil. Với doanh thu tương đương tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả một quốc gia, tập đoàn này có thể đứng ở vị trí thứ 21 trong số các nước có GDP cao nhất trên thế giới.

Cả Exxon và Mobil đều là "hậu duệ" của Standard Oil do ông hoàng dầu mỏ John D. Rockefeller và cộng sự sáng lập vào năm 1870. Nhờ tài năng kinh doanh của mình, Rockefeller nhanh chóng biến Standard Oil trở thành đế chế dầu mỏ lớn nhất vùng Ohio. Thông qua chiến lược mua lại đối thủ, tập đoàn này đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường và do đó bị buộc giải thể theo quy định chống độc quyền, tách thành 34 công ty, trong đó có Exxon và Mobil.

Vào cuối những năm 1990s, khủng hoảng kinh tế châu Á và sự sụt giảm mạnh về tiêu thụ xăng dầu đã khiến những công ty như Exxon và Mobil lâm vào khốn đốn. Áp lực cắt giảm chi phí đã tạo ra một cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử tại thời điểm đó. Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của CEO Raymond, ExxonMobil đã chứng tỏ được sức mạnh của mình như là một gã khổng lồ thận trọng về mặt tài chính. 

Cả Exxon và Mobil đều là "hậu duệ" của Standard Oil do ông hoàng dầu mỏ John D. Rockefeller và cộng sự sáng lập vào năm 1870. 

Đến năm 2001, chi phí tiết kiệm được từ vụ sáp nhập đã đạt 4,6 tỷ USD. Những khoản tiết kiệm này được sử dụng để tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất, một điều mà tập đoàn này đã không làm từ những năm 1970s. 5 năm sau khi sáp nhập, thành công đã được khẳng định. 

Từ năm 1999 đến năm 2004, ExxonMobil kiếm được 75 tỷ USD lợi nhuận ròng và sở hữu 123 tỷ USD tiền mặt. Tập đoàn này liên tục chứng kiến sự phát triển chưa từng có, ký kết nhiều thỏa thuận sinh lợi lớn với Ả-rập Xê-út, Qatar và các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, đồng thời vượt qua cửa ải chính trị nhiều trắc trở tại "xứ sở bạch dương".

Hoạt động tại 6 lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil đang nắm giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất nước Mỹ.

‘Vũ khí’ bí mật của vua dầu mỏ

Khủng hoảng giá dầu giai đoạn 2014 – 2016 đã khiến nhiều ông lớn trong ngành dầu mỏ phải khốn đốn. Tuy vậy, ExxonMobil có thể được coi là đã thuận lợi thoát khỏi thời gian đầy khó khăn này. Chính cơ cấu tổ chức và văn hóa của ExxonMobil đã giúp tập đoàn này vượt qua được những cú sốc về giá cả.

Ngay cả khi đang làm ăn thuận lợi, ông vua ngành dầu mỏ vẫn liên tục cắt giảm chi phí kinh doanh. So với các đối thủ, một đồng đầu tư của ExxonMobil đem lại cho ông lớn này nhiều hơn hẳn. Từ năm 2009 đến năm 2013, Exxon Mobil thu được trung bình 22,7% lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư vào các dự án, cao hơn 15% của Chevron, 10% của Shell và 9% của ConocoPhillips.

Khủng hoảng giá dầu giai đoạn 2014 – 2016 đã khiến nhiều ông lớn trong ngành dầu mỏ phải khốn đốn. 

Mặc dù giá dầu giảm từ hơn 100 USD một thùng xuống còn 44,29 USD vào mùa hè năm 2014 đưa ngành công nghiệp này vào khủng hoảng, ExxonMobil vẫn tránh được việc sa thải hàng loạt. Trong khi đó, những đối thủ như Chevron, Shell và BP đều cắt giảm hàng ngàn nhân sự. Dennis Cassidy, đối tác quản lý của Alix Partners cho biết: "Hơn bất kì công ty nào khác, ExxonMobil hiểu rằng nó đang hoạt động trong ngành mang tính chất chu kỳ".

Chiến lược có phần dè dặt của ông vua ngành dầu mỏ từng dẫn đến những sai lầm trong quá khứ. Nhiều năm liền, ExxonMobil khá do dự khi bước chân vào thị trường dầu khí đá phiến. So với quy mô của một gã khổng lồ, những dự án mà tập đoàn này đầu tư vẫn có phần khiêm tốn. Điều đó có nghĩa là những công ty khác như Chevron có thể nhanh chóng vượt mặt ExxonMobil.

Tuy vậy, sự ưu tiên của thị trường đối với việc quản lý chi phí chặt chẽ đang dần quay trở lại. Praveen Kumar, giáo sư tài chính tại Đại học Houston cho rằng: "Chúng ta hiện nay đang ở trong một môi trường mà kỉ luật cần được khuyến khích". Năm 2014, khi giá dầu liên tiếp rơi tự do, lợi nhuận của ExxonMobil đã xuống dưới 15%, nhưng vẫn cao hơn nhiều công ty khác. 

ExxonMobil phải đối mặt với rất nhiều đối thủ "nặng ký" để bước lên ngôi vương ngành dầu mỏ.

Thời điểm đó mỗi ngày, tập đoàn này sản xuất 3,97 triệu thùng dầu, thấp hơn 12% so với sản lượng đỉnh điểm trong năm 2011. Nhưng trong số những gã khổng lồ dầu mỏ, ExxonMobil lại có hệ thống nhân sự tinh gọn nhất. Trong những năm gần gây, tập đoàn này đã giảm dần lực lượng lao động xuống bằng với mức năm 1999 trong khi vẫn duy trì sản lượng.

Chiến lược kinh doanh có phần thận trọng đã giúp ExxonMobil vượt qua hàng loạt cuộc khủng hoảng, nhưng trong tương lai liệu nó có trở nên lỗi thời và khiến ông vua ngành dầu mỏ tụt lại phía sau các đối thủ?

Chiến lược kinh doanh đúng đắn đang cứu ExxonMobil ra khỏi cơn khủng hoảng.

Nhưng dù sao đi chăng nữa thì quý 3 năm nay, ExxonMobil vẫn tiếp tục công bố lợi nhuận tốt hơn dự kiến sau khi giá dầu thô và khí thiên nhiên bắt đầu tăng trở lại, bù đắp cho những thiệt hại do cơn bão Harvey gần đây gây ra. Kết quả này càng làm nổi bật sức mạnh của Exxon bởi mặc dù cơn bão Harvey đã khiến nhiều nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ phải đóng cửa.

Lợi nhuận quý 3 năm 2017 của ông vua ngành dầu mỏ vẫn tăng 50%, lên đến 3,97 tỷ USD, tương đương với 93 cent trên mỗi cổ phiếu. Sản lượng tăng khoảng 2%, lên mức 3,9 triệu thùng dầu mỗi ngày. Loại trừ tác động của cơn bão Harvey, ExxonMobil có lẽ đã kiếm được 97 cent trên mỗi cổ phiếu. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.