Cắt giảm nhân sự hàng loạt sẽ khiến gia tăng chi phí khi doanh nghiệp hoạt động trở lại

Anh Phan - 07/05/2020 07:07 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), hệ lụy của việc cắt giảm nhân sự hàng loạt là chi phí tuyển dụng lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động khi hoạt động sản xuất được đẩy mạnh trở lại.

VNF
Cắt giảm nhân sự hàng loạt sẽ khiến gia tăng chi phí khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Để tiếp tục tham mưu hiệu quả với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu chống suy thoái doanh nghiệp, chống thất nghiệp song song với mục tiêu chống dịch Covid-19, tìm giải pháp tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) và báo điện tử VnExpress mới đây đã tiến hành đợt khảo sát lần 2 trong cộng đồng doanh nghiệp từ ngày 7-13/4/2020.

Doanh nghiệp phải đối mặt với việc giải quyết công ăn việc làm

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù dịch bệnh Covid-19 tác động rất nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng không vì thế các doanh nghiệp “ngồi im”. Hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro; và trong 81% số doanh nghiệp trả lời có duy trì làm việc tại văn phòng thì 100% trong đó đã chủ động phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: bắt buộc đeo khẩu trang, bố trí chỗ ngồi cách nhau 2m, trang bị nước rửa tay khử khuẩn...

Số doanh nghiệp quyết định ngừng kinh doanh để phòng tránh bệnh tật lây lan, hoặc do khó khăn trong mùa dịch chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát.

So với thời điểm khảo sát đầu tháng 3 của Ban IV (chỉ có 3% số doanh nghiệp trả lời có sử dụng nền tảng internet trong bối cảnh đại dịch Covid-19) thì trong khảo sát lần này, 52% số doanh nghiệp trả lời có sử dụng nền tảng internet để cho phép nhân viên làm việc online, hay sử dụng nền tảng internet để cung cấp dịch vụ trực tuyến như dạy học online, tư vấn online, đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng nền tảng internet để đẩy mạnh hoạt động marketing và bán hàng.

Một số doanh nghiệp cũng thực hiện đồng thời các giải pháp khác như chuyển hướng kinh doanh (5% số doanh nghiệp trả lời), giảm giá thành sản phẩm đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến quy trình tăng hiệu quả sản xuất (đều khoảng 4%).

Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời không có giải pháp là 10%, con số này trong khảo sát đầu tháng 3 là gần 20%.

Theo kết quả khảo sát, với những giải pháp mang tính dài hạn và có ý nghĩa tiên quyết với sự tăng trưởng của doanh nghiệp (như tập trung cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển) thì chỉ có 3% số doanh nghiệp trả lời là có áp dụng. Cũng như vậy, năng lực xây dựng phương án kinh doanh phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp cũng thấp, chỉ có 2% doanh nghiệp trả lời đã thực hiện giải pháp này.

Chỉ số dù chỉ là chỉ số tham khải, nhưng qua đó cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tương đối hạn chế về mặt “chiến lược”, mọi ứng phó vẫn mang tính vụ việc, thời điểm nên thời gian tới rất cần các hỗ trợ kỹ thuật để giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong những lĩnh vực này.

Theo Ban IV, điều rất đáng ghi nhận trong khảo sát lần này là có sự thay đổi về nhận thức của các chủ doanh nghiệp trước vấn đề bảo vệ người lao động. Có khoảng 60% số doanh nghiệp trả lời vẫn nỗ lực đảm bảo trả lương cho người lao động, trong đó ít nhất là đảm bảo mức lương tối thiểu hoặc trả lương bình thường và duy trì lao động như hiện tại cho đến khi doanh nghiệp hết khả năng; 26% doanh nghiệp trả lời phải cho lao động nghỉ việc tạm thời do dịch bệnh nhưng vẫn có trả trợ cấp cho lao động…

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến tất cả doanh nghiệp đều phải đối mặt với một thách thức rất lớn đó là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi mà hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị suy giảm.

Dẫn chứng từ nhiều báo cáo của các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp, Ban IV cho hay nguy cơ cần phải cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất đã được đề cập tới. Đây cũng là lựa chọn của gần 40% doanh nghiệp trả lời khảo sát của Ban IV tháng 3/2020. Tuy nhiên, hệ lụy của việc cắt giảm nhân sự hàng loạt là chi phí tuyển dụng lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động khi hoạt động sản xuất được đẩy mạnh trở lại.

Trong đợt khảo sát lần này, doanh nghiệp đã thể hiện nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ người lao động. Chỉ có 4% số doanh nghiệp trả lời áp dụng biện pháp chấm dứt hợp đồng lao động và 10% không có giải pháp còn 27% doanh nghiệp trả lời lựa chọn giải pháp giảm giờ làm, giảm lương nhưng vẫn duy trì số lượng lao động để cùng người lao động chung sức vượt qua thời gian khó khăn; 26% doanh nghiệp trả lời có trả trợ cấp cho lao động nghỉ việc tạm thời do dịch bệnh hoặc trong thời gian “cách ly xã hội” để giúp đỡ một phần cho người lao động; 17% doanh nghiệp vẫn trả lương bình thường.

Nếu dịch kéo dài thì 9% số doanh nghiệp trả lời này có thể sẽ không có khả năng đảm bảo được nỗ lực mà doanh nghiệp đang cố gắng. Một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp trả lời (3%) tranh thủ thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm để dành thời gian đào tạo nguồn nhân lực.

Cần thay đổi chính sách hỗ trợ

Trong đợt khảo sát lần này, bên cạnh khảo sát các giải pháp doanh nghiệp tự triển khai để đối phó với dịch bệnh Covid-19 thì các doanh nghiệp cũng được hỏi về đề xuất, kiến nghị với Chính phủ để thực hiện 3 mục tiêu: chống dịch - chống suy thoái doanh nghiệp - chống thất nghiệp.

Về việc chống thất nghiệp, các doanh nghiệp ủng hộ tinh thần của Chính phủ và các Bộ ngành thể hiện tại Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020. Tuy nhiên, thay vì các chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp đã “kiệt quệ” và đổ vỡ, thì doanh nghiệp đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị quyết này theo hướng có những chính sách giúp cho doanh nghiệp giữ được dòng vốn trong lúc khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh đồng thời để duy trì việc làm cho người lao động.

Đơn cử, doanh nghiệp kiến nghị được hoãn nộp một số khoản như: bảo hiểm tự nguyện, tiền đóng quỹ hưu trí và tử tuất hay phí công đoàn... trong vòng 12 tháng để có dòng tiền duy trì hoạt động, duy trì nhân sự nhằm thích nghi và tồn tại trong bối cảnh mới, thay cho chính sách vừa ban hành (người lao động, người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 12 tháng nếu vì dịch bệnh mà phải cắt giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên).

Về việc chống suy thoái, các kiến nghị vẫn cơ bản xoay quanh một số vấn đề. Thứ nhất là Chính phủ thực hiện chính sách riêng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, để doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác; đồng thời cho phép miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế, cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh.

Thứ hai là hỗ trợ vốn vay ưu đãi với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Thứ ba là giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay. Thứ tư là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp xuất khẩu hàng hóa khi mà nguồn cung vượt qua cầu trong nước. Thứ năm là đẩy mạnh việc thực hiện các thủ tục hành chính online để cắt giảm thời gian, chi phí thực sự cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phản ánh với Chính phủ việc thực hiện các giải pháp từ phía các bộ còn chậm, cũng như việc tiếp cận được các nguồn vay với lãi suất thấp hay các hình thức ưu đãi tín dụng khác còn rất khó khăn, khi thủ tục thực tiễn đang rất rườm rà, phức tạp. Ví dụ như yêu cầu các doanh nghiệp phải thế chấp hoặc chứng minh mất nhiều thời gian trong khi nguồn vốn cho việc duy trì sản xuất kinh doanh là rất cấp thiết.

Một vấn đề hết sức đáng lưu tâm trong các kiến nghị của doanh nghiệp, đó là, song song với chống dịch, chống suy thoái doanh nghiệp, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược cùng các chính sách cho một trật tự kinh tế mới sau dịch để tận dụng tối đa các cơ hội.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính thức đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

Sập cao tốc Trung Quốc khiến 36 người thiệt mạng: Mới xây chưa đầy 10 năm

(VNF) - Theo cập nhật mới nhất từ truyền thông địa phương, vụ sập đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vào ngày 1/5 đã khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 30 người bị thương.

Việt Nam hút ‘ông lớn’ công nghệ: Alibaba sắp xây trung tâm dữ liệu

Việt Nam hút ‘ông lớn’ công nghệ: Alibaba sắp xây trung tâm dữ liệu

(VNF) - “Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Alibaba có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, dự kiến kinh phí lên tới hơn 1 tỷ USD, theo Nikkei Asia.

Bốn ngân hàng ngoại không cho bà Trương Mỹ Lan bán toà Capital Place 1 tỷ USD

Bốn ngân hàng ngoại không cho bà Trương Mỹ Lan bán toà Capital Place 1 tỷ USD

Đại diện bốn ngân hàng nước ngoài cho rằng tòa nhà Capital Place 29 Liễu Giai (Hà Nội) đang được thế chấp để đảm bảo khoản vay tại đây và bà Lan không có quyền bán.

Điểm nhấn mùa ĐHĐCĐ 2024: Loạt chủ tịch xin lỗi cổ đông

Điểm nhấn mùa ĐHĐCĐ 2024: Loạt chủ tịch xin lỗi cổ đông

(VNF) - Tại mùa đại hội đồng cổ đông năm 2024, nhiều chủ tịch doanh nghiệp như MWG, CRE, HBC... đã xin lỗi cổ đông vì lợi nhuận không như kỳ vọng, không hoàn thành mục tiêu kinh doanh do kinh tế khó khăn.

Phục hồi giữa lúc 'nhá nhem', VN-Index liệu đã tạo đáy?

Phục hồi giữa lúc 'nhá nhem', VN-Index liệu đã tạo đáy?

Lo ngại về rủi ro tăng lãi suất điều hành, lạm phát dâng cao, tỷ giá chịu áp lực... khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ rằng thị trường chưa tạo đáy. Tuy nhiên, VN-Index tỏ ra khá vững vàng trên mốc 1.200 điểm.

Đề xuất cấm người bỏ cọc tiếp tục được đấu giá biển số xe ôtô

Đề xuất cấm người bỏ cọc tiếp tục được đấu giá biển số xe ôtô

Bộ Công an đề xuất người tham gia đấu giá không xác nhận biên bản đấu giá, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá thì không được nhận lại tiền đặt trước và không được tham gia đấu giá biển số xe trong thời hạn 12 tháng.

Novaland báo lỗ kỷ lục

Novaland báo lỗ kỷ lục

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: NVL) báo lỗ sau thuế tới 601 tỷ đồng trong quý I/2024. Đây là khoản lỗ theo quý đậm nhất lịch sử doanh nghiệp này.

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.