Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II: Đề xuất chia thành 30 gói thầu, mỗi gói 3.000 - 5.000 tỷ

Chí Bình - 13/09/2022 19:55 (GMT+7)

(VNF) - Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến sẽ được chia thành 30 gói thầu, với phạm vi từ 20 - 40km/1 gói thầu và mỗi gói thầu có giá trị dự kiến khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng, số lượng nhà thầu liên danh khoảng 3 nhà thầu/1 gói thầu.

VNF
Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 dự kiến được chia làm 30 gói thầu với chiều dài mỗi gói khoảng 20 - 40km. (Ảnh minh họa)

Bộ GTVT vừa báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo báo cáo này, Bộ GTVT cho biết dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm công trình đường bộ cấp 1, công trình hầm đường bộ và cầu đường bộ từ cấp 3 trở lên.

Theo quy định của pháp luật về xây dựng và đấu thầu, nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu phải đáp ứng các điều kiện như có chứng chỉ năng lực hạng I đối với công trình đường bộ, chứng chỉ năng lực phù hợp cấp công trình cầu, hầm của gói thầu đang xét; có kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự về mặt kỹ thuật với tư cách là nhà thầu (có cùng loại và cấp công trình) và có giá trị hợp đồng tương tự tối thiểu 50% giá gói thầu đang xét.

Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính phải đáp ứng yêu cầu doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng 3 năm gần nhất phải tương đương với giá gói thầu đang xét. Đồng thời, nhà thầu phải huy động nhân sự, máy móc, thiết bị phù hợp với quy mô gói thầu để triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Trường hợp nhà thầu tham gia nhiều gói thầu thì phải đảm bảo không có sự trùng lặp về nhân sự, máy móc, thiết bị giữa các gói thầu và đáp ứng nguồn lực tài chính bố trí cho từng gói thầu.

Trường hợp liên danh để tham gia gói thầu, từng thành viên phải đáp ứng điều kiện năng lực, kinh nghiệm tương ứng nội dung, phạm vi công việc đảm nhận theo thỏa thuận liên danh (theo các tiêu chí nêu trên).

Chiếu theo các quy định này, Bộ GTVT cho biết theo báo cáo của các chủ đầu tư và ban quản lý dự án, trong 10 năm qua, có khoảng 48 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng công trình giao thông cấp II trở lên có tính chất kỹ thuật tương tự và có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 350 tỷ đồng.

Trong số này có 18 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 350 - 500 tỷ đồng, 16 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 500 - 1.000 tỷ đồng; 7 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 1.000 - 1.500 tỷ đồng; 7 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng có giá trị hợp đồng từ 1.500 tỷ đồng trở lên.

Đối với tư vấn giám sát, trong 5 năm qua có khoảng 27 tư vấn đã tham gia giám sát thi công xây dựng công trình giao thông cấp II trở lên có giá trị hợp đồng từ 2 tỷ đồng trở lên. Trong đó, có 7 tư vấn tham đã gia hợp đồng từ 2 - 5 tỷ đồng, 7 tư vấn đã tham gia hợp đồng từ 5 - 10 tỷ đồng; 8 tư vấn đã tham gia hợp đồng từ 10 - 20 tỷ đồng; 3 tư vấn đã tham gia hợp đồng từ 20 - 30 tỷ đồng; 2 tư vấn đã tham gia hợp đồng trên 30 tỷ đồng.

Bộ GTVT cho biết theo dự án đầu tư được duyệt, tổng mức đầu tư các dự án thành phần có giá trị khoảng 7.643 - 20.500 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp để lựa chọn nhà thầu tương ứng khoảng 5.932 - 15.131 tỷ đồng.

Từ thực tiễn triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, Bộ GTVT cho rằng nếu phân chia với phạm vi khoảng 20 - 40km/1 gói thầu sẽ có giá trị dự kiến khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng, khi đó 1 gói thầu thi công xây dựng khoảng 3 nhà thầu liên danh sẽ thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thi công và quản lý chi phí đối với các nhà thầu trong liên danh cũng như của chủ đầu tư.

Trường hợp phân chia gói thầu có quy mô từ 5.000 - 15.000 tỷ đồng, Bộ GTVT cho biết trong 5 năm gần đây chỉ có 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng thi công xây dựng với giá trị 3.642 tỷ đồng, có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 7.284 tỷ đồng,

Mở rộng ra 10 năm gần đây thì cũng chỉ có 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng thi công xây dựng với giá trị 5.715 tỷ đồng, có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 11.430 tỷ đồng; các nhà thầu được khảo sát còn lại không đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có quy mô từ 5.000 - 15.000 tỷ đồng với tư cách là nhà thầu độc lập, mà phải thành lập liên danh (5 - 10 nhà thầu) mới đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để tham gia gói thầu.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng việc nhiều nhà thầu chính tham gia 1 gói thầu thi công xây dựng (số lượng liên danh nhiều hơn 5 nhà thầu/1 gói thầu) thì việc quản lý thực hiện hợp đồng sẽ gây khó khăn trong bố trí mặt bằng, tập kết vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị; đường công vụ, phương án điều phối vật liệu đào, đắp; phương án tổ chức thi công, văn phòng điều hành, lán trại; đảm bảo an ninh, trật tự trên công trường…

Đặc biệt, Bộ GTVT cho rằng việc quá nhiều nhà thầu tham gia 1 gói thầu sẽ khó phân định trách nhiệm giữa các nhà thầu nếu có vi phạm chất lượng, tiến độ. Mặt khác, tương ứng giá trị gói thầu xây lắp từ 5.000 - 15.000 tỷ đồng, gói thầu tư vấn giám sát sẽ có giá trị khoảng 40 - 60 tỷ đồng, nhưng hiện nay có không nhiều nhà thầu tư vấn giám sát đáp ứng được yêu cầu.

Ngược lại, nếu phân chia gói thầu có quy mô nhỏ sẽ có nhiều nhà thầu tham gia thực hiện dự án, khó đảm bảo tính đồng bộ, chất lượng, tiến độ, đồng thời không thu hút được các nhà thầu mạnh có năng lực, kinh nghiệm tham gia.

Để đảm bảo lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án, không chia nhỏ gói thầu, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp khả năng thực hiện của các nhà thầu, Bộ GTVT kiến nghị phân chia gói thầu với phạm vi khoảng 20 - 40km/1 gói thầu và có giá trị dự kiến khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng (12 dự án thành phần với chiều dài khoảng 729km dự kiến sẽ được chia thành 30 gói thầu).

Cũng theo đề nghị của Bộ GTVT, số lượng nhà thầu liên danh khoảng 3 nhà thầu/1 gói thầu. Với số lượng nhà thầu đáp ứng quy mô gói thầu có giá trị 1.500 tỷ đồng trở lên không nhiều, do đó một nhà thầu có thể được chỉ định thầu nhiều hơn 1 gói thầu (nếu đáp ứng năng lực thực hiện).

Bộ GTVT đánh giá việc phân chia gói thầu có giá trị xây lắp khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng tương ứng với hợp đồng tư vấn giám sát có giá trị khoảng 20 - 40 tỷ đồng, sẽ phù hợp năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu tư vấn giám sát của Việt Nam hiện nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là q vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là q vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép của loạt thương nhân phân phối xăng dầu

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép của loạt thương nhân phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.