Cảnh giác với công nghệ lạc hậu khi Trung Quốc đầu tư vào dệt may

Nhóm PV - 13/11/2015 08:54 (GMT+7)

Trước làn sóng đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dệt may, Bộ KHĐT mới đây có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường khâu giám sát, cấp phép, triển khai dự án với nhà đầu tư do lo ngại các địa phương thu hút đầu tư mà không chú trọng về môi trường, nhất là đầu tư các công trình xử lý nước thải tập trung tại các KCN dệt may.

Lo ngại có cơ sở

Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo trước làn sóng "lành ít, dữ nhiều" do công nghệ của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này có tiền lệ trong các ngành nhiệt điện, mía đường, ximăng lò đứng và mới đây là bauxite Tây Nguyên.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kêu trời cho rằng có sự phân biệt đối xử trong thu hút đầu tư khi trước đây, do lo ngại ô nhiễm môi trường khi xử lý nước thải sau công đoạn nhuộm, nhiều địa phương đã từ chối các dự án của nhà đầu tư trong nước với lý do "ngại ô nhiễm". Nay lại "trải thảm" đón nhà đầu tư Trung Quốc muốn giành lấy cơ hội khi Việt Nam tham gia TPP mà họ không phải là thành viên.

Một chuyên gia về lĩnh vực dệt - may chia sẻ, ngành dệt, nhuộm thực sự là ngành ô nhiễm môi trường vì thuốc nhuộm rất độc hại. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát ô nhiễm đến đâu phụ thuộc nhiều vào công nghệ được các doanh nghiệp (DN) sử dụng.

Chính vì vậy, cần lưu ý và kiểm tra chặt hơn nữa với những dự án dệt may, sợi, nhuộm dịch chuyển nhà máy với công nghệ máy móc quá cũ từ Trung Quốc qua đầu tư tại Việt Nam. Tránh sự lập lại tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường nặng mà một số địa phương của Trung Quốc đang phải gánh chịu.

Ông Nguyễn Văn Cần - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển, Tổng công ty 28 - chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kông (Trung Quốc) đầu tư mạnh vào sản xuất sợi - dệt - nhuộm do Việt Nam có nguồn nhân công giá rẻ, lại có chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục cấp phép đơn giản. 

Tuy nhiên, Việt Nam phải cảnh giác với các nhà đầu tư Trung Quốc vì có năng lực yếu, tranh thủ đầu tư một thời gian ngắn là rút. Những loại hóa chất được sản xuất từ Trung Quốc có giá rất rẻ, chỉ bằng 1/3 so với hàng sản xuất từ châu Âu (EU) hay từ Nhật Bản.

Giá rẻ đi kèm với chất lượng kém, hơn nữa, những loại hóa chất này còn có thể gây ra ung thư cho người sử dụng nếu không được kiểm tra chặt chẽ về hàm lượng. Khi dùng vải sợi còn tồn dư chất hóa học cao, sản phẩm thời trang sản xuất ra sẽ bị các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc từ chối nhập hàng. 

"Nguy hiểm hơn, khi được tiêu thụ tại thị trường trong nước, không kiểm soát được hàm lượng của hóa chất trên vải, người tiêu dùng của Việt Nam phải gánh đủ", ông Cần cho hay.

Từ kinh nghiệm thực tế, GS - TS Ngô Đình Tuấn (chuyên gia về môi trường và tài nguyên nước) cho rằng, phải cảnh giác với những công nghệ với những cỗ máy móc quá cũ được dịch chuyển từ Trung Quốc vào VN để VN không trở thành bãi rác thải trong tương lai gần.

Không cấp phép bằng mọi giá

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) - cho biết, bản thân Trung Quốc cũng đang phải xử lý các hậu quả do phát triển quá nóng ngành dệt may khiến nước này đang phải trả giá đắt cho môi trường ô nhiễm nặng nề.

Trung Quốc hiện có kim ngạch xuất khẩu dệt may gấp 8 lần VN với trên 200 tỉ USD mỗi năm, với khoảng hơn 50.000 nhà máy dệt nhuộm, mỗi năm xả ra môi trường hàng triệu mét khối chất thải độc hại. 

Trong khi đó, Trung Quốc là nước có công nghệ nhuộm ở mức rất thấp với tiêu hao nhiên liệu nước khoảng 250 khối/tấn vải, cao hơn so với trung bình của thế giới từ 1,7-2,5 lần, và cao hơn so với công nghệ hiện đại đang áp dụng tại các nước phát triển từ 2,5-3 lần, đồng thời nhu cầu sử dụng hóa chất cũng tăng cao theo. 

Ngành dệt may là ngành tiêu thụ hóa chất nhiều thứ hai tại Trung Quốc, đồng thời phát thải lượng chất ô nhiễm hữu cơ chiếm 20% trong toàn bộ các ngành công nghiệp tại Trung Quốc. Giải quyết vấn nạn môi trường đang khiến nước này phải ra hẳn Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với việc xử phạt nghiêm ngặt các vi phạm về môi trường.

PGS - TS Kiều Hữu Thiện - Học viện Ngân hàng - dẫn chứng số liệu nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế TW công bố năm 2014, theo đó sự gia tăng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý: Sự dịch chuyển đầu tư nhằm tranh thủ ưu đãi thuế trong TPP, biến Việt Nam thành nước gia công, chế biến với lợi nhuận mỏng và phải đối mặt trực tiếp với các vấn đề về môi trường đang hiện hữu.

Với kỹ năng và năng suất của lao động Việt Nam vẫn còn kém so với các nước trong khu vực dẫn tới các DN đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để thực hiện gia công và lắp ráp, hầu hết các linh kiện vẫn phải nhập khẩu, các ngành sản xuất phụ trợ chưa có cơ hội phát triển mạnh do chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

Vì vậy, theo ông Phan Hữu Thắng, Bộ KHĐT cảnh báo các địa phương không cấp phép bằng mọi giá khi cấp phép cho các dự án của Trung Quốc vào lĩnh vực dệt nhuộm.

Theo Theo Báo Lao động
Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

Ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông

(VNF) - Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc (CEO) từ ngày 6/5/2024.

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.