Căng thẳng leo thang, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mắc kẹt tại cảng Ấn Độ

Phạm Khánh Vi - 01/07/2020 08:10 (GMT+7)

(VNF) - Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng chồng chất tại cảng Ấn Độ vì vẫn chưa được thông quan, gây lo ngại căng thẳng biên giới giữa hai quốc gia có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

VNF
Xe container tại cảng Jawaharlal Nehru (Ấn Độ). Ảnh: Bloomberg

Các công ty của Ấn Độ mua rất nhiều nguyên liệu thô của Trung Quốc, từ các thành phần dược phẩm đến linh kiện điện thoại. Tuy nhiên, những kiện hàng này hiện vẫn đang bị đình trệ tại cảng và các công ty vẫn chưa thể khắc phục được điều này.

Ông Dinesh Dua, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn độ, cho biết: “Các lãnh đạo hải quan vẫn chưa cho phép thông quan hàng hóa đến từ Trung Quốc. Họ chưa đưa ra bất kỳ lý do nào. Đã 5 ngày trôi qua và chúng tôi thì không hề có nguồn hàng nào ngoài Trung Quốc”.

Dinesh Dua hiện cũng là giám đốc điều hành của Nectar Lifescatics. Ông cho biết đã viết thư gửi đến cơ quan chịu trách nhiệm về dược phẩm và thương mại để tìm kiếm sự giúp đỡ. Công ty của ông hiện đang phải chi trả khoảng 350.000 rupee (4.630 USD) phí lưu bãi mỗi ngày. Đây cũng là lo ngại của nhiều hãng sản xuất điện tử. Họ lo lắng không biết phải vận hành nhà máy thế nào khi chỉ mới được mở cửa trở lại sau khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh phong tỏa. 

Sudhir Hasija, Chủ tịch và người sáng lập của Karbonn Mobiles - công ty chuyên sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị sạc, cũng đồng cảnh ngộ với Dinesh Dua.

"Năm kiện hàng của tôi vẫn đang mắc kẹt, Chính phủ đã thu thuế nhập khẩu và thuế hàng hóa - dịch vụ (GST) với số hàng này. Việc kiểm tra hàng hóa cũng đã hoàn tất. Bây giờ tôi được thông báo rằng phải chờ hướng dẫn thông quan, nhưng không biết từ ai. Tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào cho đến thời điểm này", ông Sudhir Hasija chia sẻ.

Ấn Độ nhập khẩu gần 70% thuốc và hoạt chất trung gian để sản xuất thuốc từ Trung Quốc. Họ mua 37% linh kiện điện tử, 45% thiết bị điện tử và 44% linh kiện điều hòa, tủ lạnh từ nước này. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu 69 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và xuất khẩu 18 tỷ USD sang đây.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung - Ấn căng thẳng sau cuộc ẩu đả dữ dội ở vùng núi Himalaya ngày 15/6 khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực biên giới.  Điều này khiến các doanh nghiệp lo lắng họ có thể trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh thương mại đang âm ỉ giữa hai quốc gia.  

Ấn Độ đang lên kế hoạch áp đặt các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa từ Trung Quốc. Ngày 29/6 vừa qua, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, viện dẫn lí do đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia.

Ông Nitin Gadkari, Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ấn Độ, cho biết việc chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tại các cảng nội địa có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Ấn Độ đã đặt hàng trước khi xảy ra xung đột biên giới. 

Cũng theo ông Gadkari, hiện  chính quyền đang tích cực làm việc với bộ tài chính và thương mại để giải quyết vấn đề này.

“Ít nhất 6 doanh nghiệp trên khắp Ấn Độ đã bị ảnh hưởng từ sự đình trệ này. Các công ty đang rất lo lắng về thái độ của các nhà chức trách trên toàn quốc”. Ông Daara Patel, Tổng thư ký Hiệp hội Các Nhà Sản xuất dược phẩm vừa và nhỏ, chia sẻ.

Mặc dù các hãng sản xuất thuốc thường có kho lưu trữ nguyên liệu dược (API) kéo dài tới 3 tháng, nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu đây là loại thuốc kháng sinh.

Hiệp hội các nhà sản xuất Xe hơi Ấn Độ đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng tắc nghẽn tại cảng có thể gây tổn hại cho các hãng sản xuất xe, các công ty giao nhận đang từ chối nhận chở thêm nguyên liệu từ Trung Quốc vì hiện không còn đủ không gian để chứa các kiện hàng. 

Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ, thì  cho biết họ đang đàm phán với chính phủ để giải quyết tình hình.

“Chúng tôi đã được trấn an rằng chính phủ không muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách này. Chúng tôi sẽ hành động dựa trên lợi ích của ngành công nghiệp và của quốc gia”, ông nói. 

Xem thêm >> Bị Mỹ tước đặc quyền thương mại, Hong Kong tuyên bố ‘không sợ hãi’

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

BIDGROUP bị cưỡng chế thuế hơn 560 tỷ, đến hạn thanh toán 530 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - BIDGROUP bị cưỡng chế thuế với số tiền khổng lồ lên đến 561,5 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 2.600 tỷ đồng. Trong năm 2024, đến hạn thanh toán gốc 2 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành 530 tỷ đồng.

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

Ba lần hủy đấu thầu vàng: Đến lúc cần 'thuốc mới' cho bệnh cũ

(VNF) - Trong 4 lần ra thông báo đấu thầu vàng miếng SJC thì có tới 3 lần, NHNN phải hủy do không đủ số lượng doanh nghiệp dự thầu. Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế và thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.