Cận cảnh công trường Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng sau vụ sạt lở

Anh Hùng - 12/11/2021 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Như VietnamFinance đã thông tin, khoảng 3h ngày 6/11/2021 đã xảy ra sạt lở đất tại khu vực thi công hố móng dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với khối lượng ước tính khoảng 80.000m3.

Vụ sạt lở đã gây lấp cửa hầm phụ thi công công trình, không gây thiệt hại về người, chưa ảnh hưởng đến an toàn của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu và các công trình quan trọng trong khu vực.

Trước đó, trong các ngày 17/10 và 20/10, tại công trường xây dựng dự án có hiện tượng sạt lở trong hố móng nhà máy. Nguyên nhân được xác định do ảnh hưởng của hai cơn bão số 7 và số 8 (tháng 10/2021) kết hợp gió mùa gây ra mưa kéo dài nhiều ngày.

Theo đó, tại buổi làm việc ngày 30/10, tại trụ sở UBND tỉnh Hòa Bình, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo tạm dừng thi công dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng để đảm bảo an toàn cho công nhân.

Để khắc phục sự cố sạt lở, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công công trình và UBND tỉnh Hòa Bình triển khai ngay các biện pháp phù hợp để xử lý, khắc phục sạt lở, tuyệt đối không để nguy hiểm đến tính mạng người dân trong khu vực. Đồng thời không để xảy ra sạt lở lớn ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu và tượng đài Bác Hồ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án sau vụ sạt lở:

Khu vực bị sạt lở đất với khối lượng ước tính khoảng 80.000m3
Nhà thầu đang khắc phục hiện trường sau vụ sạt lở
Các vị tri không tuy không bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở nhưng vẫn đang phải tạm dừng thi công theo chỉ đạo của Phó thủ tướng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và các công trình
Các thiết bị, máy móc phục cho công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng cũng đang phải tạm dừng hoạt động
Tháng 1/2021, Tập đoàn EVN đã chính thức khởi công dự án nhà máy thủy Điện Hòa Bình mở rộng. Dự án được xây dựng nằm bên bờ phải tuyến đập thủy điện Hòa Bình hiện hữu, nhà máy thuộc phường Phương Lâm. Tổng mức đầu tư của dự án hơn hơn 9.220 tỷ đồng.
Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng dự kiến sẽ có tổng công suất đặt 480MW với 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Phối cảnh Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng sau khi hoàn thành
Được biết, nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị, khởi công xây dựng 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994. Đây là thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20
Đập xả tràn có 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt với năng lực xả tối đa 35.400m3/s
Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.