Cải cách điều kiện kinh doanh: CIEM muốn Chính phủ thay đổi cách thức quản lý

Lê Nguyễn - 27/02/2020 14:42 (GMT+7)

(VNF) – Theo Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), để tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh, cần phải thay đổi cách thức quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

VNF
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: 3 năm, 40 văn bản, bánh xe cải cách vẫn nặng nề

Theo CIEM, trong giai đoạn 2017 – 2019, Chính phủ đã ban hành gần 40 văn bản chỉ đạo về nội dung cải cách điều kiện kinh doanh. Liên tục các tháng trong năm 2018, Chính phủ đều ban hành văn bản chỉ đạo liên quan (khoảng 20 văn bản). Trong năm 2019, điều kiện kinh doanh vẫn là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ với khoảng 10 văn bản chỉ đạo.

“Có lẽ khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như về điều kiện kinh doanh”, CIEM nhận xét.

CIEM cho biết kết quả đạt được về cải cách điều kiện kinh doanh cũng tương đối tốt khi hết năm 2019 đã có hơn 30 văn bản về điều kiện kinh doanh được ban hành; cắt giảm hơn 50% số điều kiện kinh doanh (theo báo cáo của các bộ) và 30% (theo rà soát độc lập).

Về cơ bản, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt bỏ. Các đkkd trùng lặp được cắt bỏ; chuyển đkkd sang quản lý theo QCVN, TCVN. Một số đkkd được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho DN.

Dù vậy, CIEM cho rằng việc cải cách điều kiện kinh doanh vẫn còn khá nhiều hạn chế.

Một là việc cải cách diễn ra chủ yếu dưới hình thức “đơn giản hóa”. Các bộ chỉ giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất trong các điều kiện kinh doanh; việc cải cách chỉ thể hiện dưới hình thức sửa đổi, thậm chí nhiều quy định sửa đổi mang tính hình thức hơn là thực chất.

Đối với hoạt động cắt bỏ, số lượng điều kiện kinh doanh bị cắt bỏ vốn đã ít ỏi lại không mấy thực chất.

Cụ thể, các bộ chỉ cắt những quy định trùng lặp; cắt bỏ những điều kiện kinh doanh không có ý nghĩa quản lý do đó việc cắt bỏ không thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; một số quy định được tính là cắt bỏ nhưng thực chất chỉ là các quy định về quy trình, không phải điều kiện kinh doanh; những điều kiện kinh doanh quy định theo pháp luật chuyên ngành không nêu cụ thể mà lại dẫn theo pháp luật chuyên ngành.

Để tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh, CIEM cho rằng cần phải thay đổi cách thức quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Cụ thể, doanh nghiệp được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, chỉ cần thông báo mà không cần phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh.

Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra hậu kiểm (khi doanh nghiệp đi vào hoạt động) trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và dựa trên mối nguy của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động hậu kiểm sẽ được cơ quan quản lý thực hiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của DN song cần tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro; có cơ chế giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra; thiết lập kênh ghi nhận phản hồi từ DN một cách công khai, minh bạch và đảm bảo an toàn cho DN;

Rà soát, đánh giá sự cần thiết của việc yêu cầu về đào tạo và cấp chứng chỉ; thực hiện xã hội hóa các hoạt động này; hạn chế tình trạng đổ dồn về cơ quan cấp Bộ thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ;

Thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý DN tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh.

CIEM kiến nghị các bộ ngành nghiên cứu các nguyên tắc nêu trên đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật có liên quan để bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành.

Ngoài ra, CIEM cũng kiến nghị các bộ tiếp tục rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hoá về điều kiện kinh doanh; giám sát việc tổ chức thực hiện; xử lý nghiêm những hành vi cố tình gây khó cho DN; thiết lập cơ chế đối thoại và phản hồi cho DN…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

Làm mới động lực cũ: Hướng đi mới cho lĩnh vực thăm dò, khai thác của Petrovietnam

(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra công tác bán vé do giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân.

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

Sổ đỏ, sổ hồng mới phải có mã QR

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng, sổ đỏ).

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

Sầm Sơn: Tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway chính thức ra mắt thị trường

(VNF) - Sun Property (thành viên Sun Group) ra mắt tổ hợp căn hộ cao tầng mặt biển The Pathway thuộc quần thể Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Hé lộ chuỗi siêu tiện ích sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội

Hé lộ chuỗi siêu tiện ích sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội

(VNF) - Khu Đông Hà Nội đang “lột xác” ngoạn mục khi liên tục được bổ sung thêm những siêu tiện ích đẳng cấp quốc tế, giúp mang tới diện mạo khang trang, hiện đại cho Ocean City.

M&A 2024: Dư tiền nghìn tỷ, hàng rẻ mời chào, nhiều ông chủ vẫn e dè

M&A 2024: Dư tiền nghìn tỷ, hàng rẻ mời chào, nhiều ông chủ vẫn e dè

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp tỏ ra e dè, thận trọng cho kế hoạch M&A trong năm 2024 và thời gian tới. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại cởi mở và sẵn sàng xuống tiền khi đạt được mức giá hợp lý.

DN Việt sở hữu công nghệ duy nhất thế giới tạo ra loại vật liệu quan trọng trong lĩnh vực tỷ USD

DN Việt sở hữu công nghệ duy nhất thế giới tạo ra loại vật liệu quan trọng trong lĩnh vực tỷ USD

Công ty này cũng là doanh nghiệp xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất Châu Á.

Chính phủ Mỹ trả lãi 2 triệu USD/phút, Kho bạc thành 'nguồn kiếm tiền' cho nhà đầu tư

Chính phủ Mỹ trả lãi 2 triệu USD/phút, Kho bạc thành 'nguồn kiếm tiền' cho nhà đầu tư

(VNF) - Chính phủ Mỹ đang phải trả 2 triệu USD tiền lãi mỗi phút cho khoản nợ của mình.

'Ma trận' giảm giá của ô tô điện Trung Quốc tại Việt Nam

'Ma trận' giảm giá của ô tô điện Trung Quốc tại Việt Nam

Hầu như các mẫu xe điện của Trung Quốc về Việt Nam đều được giảm giá, thậm chí đến hàng trăm triệu đồng.

Giá vàng lập kỷ lục chưa từng có: 87 triệu/lượng

Giá vàng lập kỷ lục chưa từng có: 87 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt mốc 87 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, tăng cả triệu đồng chỉ sau một ngày.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.