Cách xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp Việt trong xu thế hội nhập

Hà Thu - 09/11/2020 12:49 (GMT+7)

(VNF) - Bước chân vào xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, các doanh nghiệp Việt hiểu rằng xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực. Câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào để có thể tăng uy tín và tăng độ “phủ sóng” cho thương hiệu Việt trong bối cảnh giao lưu kinh tế toàn cầu?"

VNF
Cách xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp Việt trong xu thế hội nhập.

Định vị lại “bản thân” và đưa ra chiến lược

Để có chiến lược phát triển thương hiệu thực sự hiệu quả, ở bước đầu tiên, doanh nghiệp không nên “gói gọn” bản thân trong một số định nghĩa cứng nhắc. Hãy thực hiện một số khảo sát, nghiên cứu, thăm dò chuyên sâu để có thông tin đánh giá rõ ràng; sau đó đứng trên cương vị khách hàng và đối thủ cạnh tranh để nhìn tổng thể doanh nghiệp, để thấy được mục đích, sứ mệnh, tình trạng và vị trí hiện tại, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Từ những thông tin trên, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh tổng thể với những mục tiêu rõ ràng, xác định được khách hàng mục tiêu với những nhóm khách hàng tiềm năng. Chiến lược càng sắc nét, các bước tiếp theo để xây dựng và phát triển thương hiệu càng hiệu quả và đi đúng hướng.

Đầu tư phát triển sản phẩm và định vị thị trường cho thương hiệu

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia thương hiệu, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh từng chia sẻ sâu sắc về vấn đề xây dựng thương hiệu. Ông cho rằng với mỗi thương hiệu bất kỳ, yếu tố cốt lõi luôn là sản phẩm với khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Trong đó, ngoài chất lượng, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng cảm nhận sản phẩm của khách hàng. Sự khác biệt với đối thủ, hay lý do khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì của đối thủ chính là tiền đề quan trọng cho định vị thị trường – một bước quan trọng trong phát triển định vị thương hiệu.

Tiếp thị và quảng bá thương hiệu

Để khách hàng mất quá lâu mới có thể tiếp cận được tên thương hiệu là “góc chết chí mạng” trong bài toán phát triển thương hiệu. Phát triển bộ nhận diện thương hiệu với tên, logo, khẩu hiệu doanh nghiệp, sau đó hãy tận dụng tối đa kênh truyền thông, tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và đầu tư có hiệu quả cho chúng.

Các kênh đẩy mạnh thương hiệu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến website, ứng dụng, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, Youtube…), email marketing, tuy nhiên cũng đừng quên sức ảnh hưởng của kênh truyền thống như đầu số brandname.

Đầu số brandname là kênh truyền thông phát triển thương hiệu lâu đời nhưng dần rơi vào “quên lãng” khi các kênh truyền thông qua internet ngày càng phủ rộng tràn lan.

Chưa kể đến công dụng, không có đầu số thật sự là thiếu sót lớn cho doanh nghiệp khi mà các bất cập phát sinh như nhiều cuộc gọi spam đến người tiêu dùng, mỗi lần một số máy khác nhau khiến khách hàng mang tâm lý phản cảm với doanh nghiệp; hay chính bản thân doanh nghiệp cũng lãng phí chi phí, thời gian và tài nguyên khi khách hàng nghe máy nhưng lại không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ…

Nắm bắt được vấn đề, giải pháp VOICE BRANDNAME do MobiFone cung cấp từ tháng 10/2020 đã mang đến luồng gió mới cho kênh truyền thông thương hiệu “cổ xưa” này. Không giống với các cuộc gọi thông thường chỉ hiển thị số điện thoại đơn thuần, VOICE BRANDNAME giúp hiển thị tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm/dịch vụ/nhãn hàng… của doanh nghiệp trên thiết bị di động của khách hàng.

Khi người dùng cuối nhận được 1 cuộc gọi có định danh thương hiệu, họ sẽ biết cuộc gọi đến xuất phát từ đâu, nếu quan tâm sẽ nghe máy và ngược lại thì sẽ từ chối. Không chỉ tiết kiệm thời gian và tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.

VOICE BRANDNAME giúp các doanh nghiệp quảng bá, tạo niềm tin, nâng tầm giá trị thương hiệu và xây dựng tính chuyên nghiệp cũng như chuyên biệt trong mắt khách hàng.

Mặt khác, doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu tư cho việc mua số tổng đài đẹp, tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực tài nguyên của doanh nghiệp mà lại có hiệu quả rõ rệt từ tỷ lệ bắt máy cao hơn cũng như tỷ lệ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cao hơn. Đây là một giải pháp công nghệ tiên tiến, được đánh giá cao tại Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam tổ chức vào tháng 11/2019.

Xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Đây là một quá trình được thực hiện theo từng bước, từng chiến lược cụ thể. Trong đó, từng hành động cá nhân và tổ chức thực hiện không chỉ tác động một chiều mà nó là sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài.

Giải pháp VOICE BRANDNAME được MobiFone cung cấp rất đúng thời điểm, khi mà Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, lại có tính ứng dụng cao, phù hợp triển khai trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như các tổ chức giáo dục trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, trung tâm y tế, bất động sản, ngân hàng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, vận tải, thương mại điện tử hay bất kỳ một đơn vị tổ chức nào có nhu cầu quảng bá thương hiệu cũng như chăm sóc, nâng tầm thương hiệu trong mắt khách hàng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.