Các công ty châu Á thử 'vận may' tại Nga trong khi phương Tây tăng cường tẩy chay

Quỳnh Anh - 09/03/2022 16:08 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi nhiều công ty phương Tây tuyên bố rút khỏi Nga để phản đối chiến tranh, các công ty châu Á hầu như ít lên tiếng hơn về vụ việc, và chỉ một số ít doanh nghiệp giảm bớt hoạt động tại Nga, Nikkei Asia đưa tin.

VNF
Các công ty châu Á ngần ngại trong việc rút khỏi Nga.

Hai tuần sau khi Nga quyết định mở “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine và hứng hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây, hàng loạt công ty phương Tây cũng đã mau chóng lên tiếng phản đối chiến tranh và ra thông báo ngưng hoạt động tại quốc gia này.

Tính đến ngày 8/3, hơn 200 công ty nước ngoài, chủ yếu là phương Tây, đã ngừng hoạt động tại Nga, theo danh sách do Đại học Yale tổng hợp.

Trái lại, có rất ít doanh nghiệp tại châu Á trực tiếp lên tiếng phản đối động thái của Nga hoặc thực hiện các biện pháp cắt đứt quan hệ, từ bỏ hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.

Một trong những công ty châu Á hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây là Samsung Electronics của Hàn Quốc, với doanh thu ước tính 3,2 tỷ USD tại Nga.

Tập đoàn Hàn Quốc cho biết họ sẽ tạm dừng các chuyến hàng đến nước này. Sau cuộc xâm lược, Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố cấm xuất khẩu hơn 1.600 sản phẩm bao gồm máy tính, thiết bị viễn thông và cơ sở hạ tầng internet.

Ngoài ra, các công ty châu Á khác đã tạm ngừng hoạt động tại Nga, bao gồm một số nhà sản xuất ô tô, đều không lấy lý do phản đối chiến tranh làm cái cớ rút lui, thay vào đó đưa ra những lý do liên quan tới thực tế gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Trong số đông những công ty châu Á vẫn tiếp tục “bám trụ” tại Nga có Uniqlo, nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản. Hãng này đã quyết định tiếp tục mở 50 cửa hàng quần áo tại Nga.

"Quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Người dân Nga có quyền sống như chúng tôi", Tadashi Yanai, Giám đốc điều hành của công ty mẹ Uniqlo Fast Retailing, nói với Nikkei Asia.

Mitsui & Co., một trong những công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản và cùng đầu tư với Shell và Gazprom trong dự án khí đốt Sakhalin-2, cho biết họ đang "thảo luận với các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ Nhật Bản và các đối tác kinh doanh, về các hướng hành động có thể có trong tương lai, đồng thời tính đến nhu cầu cung cấp năng lượng".

Margaret Allen, đối tác của công ty luật Sidley Austin, cho biết các công ty châu Á nói chung "có xu hướng thận trọng hơn trong tình hình có thể thay đổi nhanh chóng như thế này, rất dễ hiểu khi các công ty không muốn ngay lập tức đưa ra quyết định khi họ không biết ngày mai sẽ mang đến điều gì".

Một số quốc gia châu Á lớn - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ - đã từ chối lên án việc Nga tấn công Ukraine hoặc tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm cô lập đất nước về mặt tài chính.

Không chỉ vậy, việc các công ty châu Á không cắt đứt quan hệ với Nga được giải thích do các công ty tại châu Á sẽ ít phải chịu ràng buộc hơn so với các công ty phương Tây với các lệnh trừng phạt tại Nga, đồng thời cũng không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh tế sau khi các công ty phương Tây rời đi.

Trước khi có biến động tại Ukraine, theo ước tính của FactSet, các công ty châu Á có ít cổ phần hơn ở Nga so với các công ty cùng ngành ở Mỹ hoặc châu Âu, đồng thời các công ty châu Á cũng không chiếm ưu thế về doanh thu ở Nga. Do đó, khi Nga trở nên cô lập hơn với phương Tây, các công ty châu Á đều hi vọng sẽ tạo được các liên minh mới với Nga, nhằm tăng doanh thu tại thị trường này.

Abishur Prakash, một chuyên gia tại Trung tâm Tư vấn Đổi mới Tương lai có trụ sở tại Toronto, cho biết: “Có một số nhóm có thể phát triển dấu ấn của họ trên thị trường Nga, đặc biệt là những nhóm đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này sẽ "làm cho thế giới thẳng đứng hơn, khi các quốc gia bước ra khỏi hệ thống toàn cầu và xây dựng trục độc lập của riêng mình".

Tuy nhiên, ông Abishur cũng lưu ý rằng các công ty châu Á nên cân nhắc kỹ giữa những cơ hội về doanh thu với những bất ổn chính trị.

Xem thêm >> Mỹ - Anh quyết định tẩy chay dầu mỏ Nga, giá ‘vàng đen’ tiến sát đỉnh 14 năm

Theo Nikkei Asia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

(VNF) - Mới đây, Lý Hải dtrở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.