Broadcom muốn thâu tóm Qualcomm: Sự tàn nhẫn của ngành công nghiệp bán dẫn

Bạch Đằng - 14/11/2017 09:49 (GMT+7)

Việc Broadcom hỏi mua lại Qualcomm với giá 103 tỷ USD phần nào cho thấy sự khốc liệt đến 'tàn nhẫn' của ngành công nghiệp sản xuất chip toàn cầu.

VNF
Broadcom muốn thâu tóm Qualcomm.

Theo Economist, thương vụ lớn nhất trong thế giới công nghệ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chống độc quyền trên phạm vi toàn cầu.

Thoạt nhìn, kinh doanh chip và Serengeti dường như không có điểm chung. Nhưng cả hai đều là những nơi mà những đối thủ lớn thường cạnh tranh với nhau rất quyết liệt. Vào ngày 6/11, Broadcom đã thông báo ý định mua đối thủ Qualcomm, với giá khoảng 130 tỷ USD (tính luôn cả khoản nợ của Qualcomm). 

Mặc dù đã có thông tin về việc Qualcomm có thể từ chối thỏa thuận này, nhưng nếu thành công, nó sẽ là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử kinh doanh công nghệ.

Dưới đây là bảng thống kê những thương vụ đình đám nhất trong giới công nghệ từ trước tới nay:

Và giống như vùng đồng bằng châu Phi, ngành công nghiệp bán dẫn giống như một chuỗi cung ứng thực phẩm phức tạp với các nhà sản xuất chip luôn sẵn sàng "săn bắt và thôn tính nhau". Qualcomm đang cố "nuốt" một công ty chip khác, NXP, từ Hà Lan, trong một hợp đồng trị giá 47 tỷ USD. Năm 2015, NXP, hãng sản xuất chip cho ô tô và các thị trường khác, đã hoàn tất việc sáp nhập với Freescale, một công ty chip lớn khác.

Trong khi đó, Broadcom đã trở thành công ty bán dẫn lớn thứ 5 trên thế giới bằng cách mua lại các đối thủ của mình. Họ đã thực hiện 5 vụ mua lại lớn kể từ năm 2013 và đang tìm kiếm sự chấp thuận cho gói thầu trị giá 5,9 tỷ USD để mua lại Brocade, một công ty bán dẫn khác. 

Nếu thành công trong việc tiếp nhận Qualcomm thì liên doanh này sẽ trở thành nhà sản xuất chip đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Intel và Samsung Electronics và Broadcom sẽ trở thành nhà cung cấp nhiều thành phần trong điện thoại thông minh.

Việc sáp nhập trong ngành công nghiệp bán dẫn đang có dấu hiệu tăng tốc, kể cả trong lĩnh vực chip nhớ và vi xử lí (như mục tiêu của thương vụ Broadcom và Qualcomm). Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016, giá trị ngành công nghiệp bán dẫn đã vượt quá 566 tỷ USD khi các nhà sản xuất chip muốn mở rộng quy mô để đáp ứng một thị trường đang phát triển nhanh chóng. Các nguồn tăng trưởng nhanh như trước đây, như sự lây lan của máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh, đã khô cạn. Doanh thu toàn cầu của các loại chip đạt tới 344 tỷ USD vào năm 2016.

Trong bối cảnh này, Hock Tan, giám đốc điều hành của Broadcom, tiếp tục việc "săn bắn" các mục tiêu mới. Công ty của ông đổi tên thành Broadcom sau khi công ty mà ông từng điều hành, Avago, đã mua lại nó (Broadcom) vào năm 2015 với giá 37 tỷ USD. 

Ông cũng cho thấy sự ủng hộ với chính sách của tổng thống Donald Trump khi tuyên bố sẽ đưa trụ sở pháp lý của Broadcom từ Singapore về Mỹ. Đây là một động thái nhằm tìm kiếm sự chấp thuận của các nhà quản lý Mỹ đối với việc ông mua lại Brocade và đề nghị tiếp theo cho Qualcomm.

Ông Tan và công ty của ông hiếm khi được biết đến bên ngoài ngành công nghiệp bán dẫn nhưng những người trong ngành đều biết đến người đàn ông này và những thương vụ của ông. Ông có những mối quan hệ đặc biệt tốt trong giới tài chính. Silver Lake, một công ty mua lại có tiếng hiện sở hữu cổ phần của Broadcom, đang cung cấp 5 tỷ USD cho kế hoạch mua lại, cùng với đó là sự hỗ trợ của nhiều ngân hàng danh tiếng.

Hầu hết các công ty bán dẫn được điều hành bởi các kỹ sư điện tử, những người coi kỹ thuật là giải pháp cho các vấn đề của họ. Ông Tan, người sinh ra ở Malaysia, đã học ngành kỹ thuật tại Học viện Công nghệ Massachusetts và sau đó là Trường Kinh doanh của Harvard. Ông có cách giải quyết vấn đề giống theo hướng tài chính, tìm kiếm các doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả và phải cắt giảm chi phí. 

Theo Linley Gwennap thuộc Tập đoàn Linley, một công ty tư vấn chuyên về chất bán dẫn, ông Tan đã loại bỏ toàn bộ một tầng quản lý tại Broadcom và hiện có khoảng 20 đơn vị kinh doanh trực tiếp báo cáo với ông.

Đối với các công ty bán dẫn, quy mô càng lớn thì càng có lợi vì hoạt động kinh doanh cần nhiều vốn. Broadcom cũng nhận thấy lợi ích của các lĩnh vực mà Qualcomm đang có lợi thế như công nghệ 5G. Nếu việc mua lại NXP được chấp thuận, ông Tan sẽ được tiếp xúc với thị trường ô tô và tự lái xe, một lĩnh vực hứa hẹn cho các nhà sản xuất chip.

Qualcomm gần đây phải chịu nhiều tổn thất do các cuộc chiến pháp lý và điều này tạo cơ hội cho Broadcom thâu tóm. Phần lớn doanh thu của Qualcomm có được từ việc cấp phép bằng sáng chế nhưng vào tháng 1 vừa qua, Cơ quan giám sát tiêu dùng của Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang đã cáo buộc công ty lợi dụng vị thế của mình để nâng giá cấp phép cho các chip baseband, được sử dụng trong điện thoại thông minh.

Cơ quan quản lý ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng các khoản phạt nặng đối với Qualcomm vì hành vi chống cạnh tranh. Một trong những khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp bán dẫn là Apple cũng đã kiện Qualcomm về các điều khoản cấp phép, và nhà sản xuất iPhone đã bắt đầu khấu trừ tiền thanh toán bản quyền, làm cho Qualcomm mất hàng tỷ doanh thu khi vụ tranh chấp diễn ra. Vụ kiện này vẫn chưa kết thúc.

Ông Tan cho rằng những nhà lãnh đạo mới có thể dẫn đến một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Qualcomm và khách hàng như Apple (dù có rất ít bằng chứng cho quan điểm này). Trong một số lĩnh vực, bao gồm các chip kết nối cho phép Wi-Fi và chip tần số vô tuyến, Broadcom và Qualcomm đang cạnh tranh với nhau; việc có một công ty khổng lồ không hẳn là điều khách hàng mong muốn. 

Nếu họ kết hợp, Qualcomm và Broadcom sẽ kiểm soát từ 50% -60% thị trường cho các chip Wi-Fi và 27% số chip tần số vô tuyến cho các thiết bị di động. Theo ông Gwennap, Broadcom đã tăng giá ở một số lĩnh vực mà họ chiếm ưu thế, chẳng hạn như thiết bị chuyển mạch Ethernet cho các trung tâm dữ liệu và điều này làm cho khách hàng không hài lòng.

Hội đồng quản trị của Qualcomm đang chuẩn bị từ chối lời đề nghị mà họ cho là quá thấp. Broadcom có thể tăng giá để đạt được mục tiêu mua lại Qualcomm. Nhưng ngay cả khi Broadcom giành được sự ủng hộ của các ông chủ và cổ đông của Qualcomm thì vẫn sẽ có nhiều rủi ro cho thương vụ. 

Với quyết định mua NXP của Qualcomm và Brocade của Broadcom thì xét cho cùng đây không phải là sự sáp nhập giữa 2 gã khổng lồ bán dẫn mà có đến 4 công ty được quy về một mối. Sẽ rất khó kết hợp rất nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau cùng một lúc.

Nguy cơ thứ hai là sự kiểm soát của luật pháp. Cuộc điều tra liên tục của Ủy ban châu Âu về đề xuất mua lại NXP của Qualcomm có thể dẫn đến một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thỏa thuận này. Các nhà quản lý chống độc quyền của Trung Quốc cũng có thể không ủng hộ thương vụ này vì họ muốn bảo vệ các nhà sản xuất chip trong nước.

Một số người cho rằng lời đề nghị như là một nỗ lực của Broadcom để xâm nhập vào các lĩnh vực phát triển nhanh trong tương lai, chẳng hạn như chip cho các thiết bị được kết nối, gọi chung là "Internet of Things" và trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực mà Nvidia, một nhà sản xuất chip khác đang thống trị. 

Nhưng thực tế, bằng cách "nuốt chửng" Qualcomm, Broadcom sẽ cho thấy sự đầu tư lớn hơn vào mảng điện thoại thông minh chứ không phải đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Tan cho rằng đây là một điều tốt. "Tập trung là chìa khoá thành công khi ngành này hợp nhất. Chúng tôi cố gắng để tiến bộ trong những lĩnh vực mà chúng tôi đã làm tốt".

Theo VnReview
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.