Bộ trưởng Tài chính trần tình chuyện nợ công và cổ phần hóa

Anh Minh - 17/11/2015 15:11 (GMT+7)

Bộ trưởng Tài chính nói nợ công tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong khi khẳng định cổ phần hóa sẽ được tiếp tục theo tinh thần "sốt ruột nhưng không nóng vội"

Trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay theo yêu cầu mục tiêu của quản lý chiến lược nợ công đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 thì nợ công không quá 65% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%. 

Nhìn lại 5 năm, năm 2011 nợ công của chúng ta 50%, 2012 là 50,8%, 2013 là 54,5%, 2014 là 59,6% và dự kiến năm 2015 là 61,3%. Đối chiếu lại với chiến lược và đối chiếu lại với các chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công thì 5/6 tiêu chí đã đạt được theo yêu cầu đến hết năm 2015, còn 1 chỉ tiêu không đạt đó là bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. 

"Yêu cầu đặt ra chúng ta đến năm 2015 bội chi 4,5% nhưng thực tế chúng ta thực hiện trên 5,5% cả nhiệm kỳ", Bộ trưởng thừa nhận. Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng cho rằng nợ công tăng cao do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, thời gian qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế tăng trưởng chậm lại, theo đó Việt Nam "điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ khoảng 7% nhưng thực tế cả giai đoạn chúng ta thực hiện được đến 2015 khoảng 5,8% trong khi chúng ta không điều chỉnh các chỉ tiêu khác".

Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế trong nước và giá dầu thô trên thế giới biến động mạnh theo hướng giảm, đã thực hiện các biện pháp miễn giảm, giãn thu cho sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu, rất nhiều chính sách thuế đã triển khai việc này.

"Tỷ lệ tăng thu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,8%/1 năm, nhưng giai đoạn 2011 -2015 có 9,5%. Một điều rất may chúng ta điều chỉnh chính sách thuế như vậy và cam kết hội nhập quốc tế, tốc độ tăng thu chậm lại nhưng quy mô thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 bằng gần gấp đôi của giai đoạn 2006 - 2010", ông Dũng nói.

Thứ ba, về kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ, ban đầu quyết định là 225 nghìn tỷ, sau đó quyết định bổ sung thêm 170 nghìn tỷ nữa. Như vậy, cả giai đoạn và cả bổ sung chúng ta có 395 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ của giai đoạn 2011 - 2016, gấp 3 lần của giai đoạn 2006 - 2010, đã "gây áp lực rất lớn lên nợ công".
 
Thứ tư, biến động về tỷ giá cũng phần nào tác động đến tăng nợ công. 

Thứ năm, trong quá trình nợ công tăng như vậy nhưng đã cơ cấu lại được một bước nợ công, theo đó vay trong nước từ 39% trong tổng số nợ công của năm 2001 đã lên 57,1% năm 2015. Như vậy, vay nước ngoài đã giảm đi, chỉ còn có hơn 42%. 

Tuy vậy, trong tình hình xử lý vừa qua có những thời điểm rất khó khăn trong vấn đề huy động vốn để đù bắp bội chi và trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn 2011 - 2013 vay khoảng 64 nghìn tỷ, lãi suất bình quân 10,5%/1 năm, có những món cao lên đến 13,2%, món thấp 8,4%. 

"Đây là những vấn đề chúng tôi thấy cần phải báo cáo với Quốc hội, phải nhanh chóng tái cơ cấu lại những khoản nợ này mà chúng ta phải trả từ hôm nay đến hết quý I/2016. Do vậy, chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ phải có các giải pháp mềm dẻo hơn để từng bước tái cơ cấu lại nợ và đảm bảo an toàn nợ công như đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, xin Quốc hội phát hành thêm trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu lại nợ nước ngoài của Chính phủ và phần nợ trong nước của Chính phủ", ông Dũng nói.

Hiện nay, Bộ Tài chính "đang theo dõi diễn biến thị trường vốn, lãi suất hàng ngày nhưng thời điểm này báo cáo với Quốc hội phát hành cũng chưa thuận lợi, chưa phát hành vào thời điểm này", ông cho biết. 

Liên quan đến trách nhiệm của ngành tài chính trong vấn đề cổ phần hóa tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Dũng cho hay về kết quả thực hiện cổ phần hóa, kế hoạch năm 2011-2015 của  dự kiến cổ phần hóa là 538 doanh nghiệp, riêng giai đoạn năm 2014-2016 là 432 doanh nghiệp. 

Về thực hiện thì năm 2011-2013 đã cổ phần hóa 106 doanh nghiệp, năm 2014 thực hiện cổ phần hóa 143 doanh nghiệp và năm 2015, tính đến ngày 10/11 được 159 doanh nghiệp. 

"Như vậy, từ giai đoạn năm 2011 đến 10/11/2015 chúng ta đã thực hiện cổ phần hóa được 408/538 doanh nghiệp, đạt 76% kế hoạch của cả giai đoạn. Dự kiến hết năm 2015 chúng ta sẽ thực hiện được 210 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp cổ phần hóa của cả giai đoạn sẽ lên 459 doanh nghiệp, đạt khoảng 90% kế hoạch của cả giai đoạn 2011 -2015", ông nói. 

Về giá trị phần vốn cổ phần hóa, Bộ trưởng cho hay đã bán phần vốn nhà nước của giai đoạn 2011 - 2015 là 27 ngàn tỷ đồng, thu về 35.169 tỷ, tức tăng lên 8.016 tỷ. 

"Với 27 ngàn tỷ này chúng ta mới bán được khoảng 2,1% vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chúng tôi cũng tổng kết sơ bộ cả giai đoạn từ 2000 đến nay chúng ta mới bán khoảng 5%, tức là khoảng 55 đến 57 nghìn tỷ. Làm rất nhiều việc, rất nhiều doanh nghiệp nhưng quy mô rất thấp. Như vậy, chúng ta vẫn còn rất nhiều vốn, cỡ 1,2 - 1,3 triệu tỷ đồng. Chúng ta phải từng bước làm và làm chắc chắn, nhất là trong tình hình hiện nay", ông nói.

Lãnh đạo Bộ tài chính cho rằng hiện nay thị trường tài chính chưa phát triển cho nên vấn đề đẩy theo kế hoạch là "cần thiết nhưng phải có trật tự". 

"Chúng ta bán không cẩn thận dễ bị gây thiệt hại cho nhà nước. Trong vấn đề này chúng tôi cùng các ngành vừa qua phối hợp rất chặt chẽ, tháo gỡ khó khăn đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán, kể cả kiến nghị với Chính phủ ban hành Nghị định 60, mở room cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng phải từng bước. Chúng ta rất sốt ruột nhưng không nóng vội, rất phải có trật tự, đảm bảo nguyên tắc để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chúng ta đổi mới sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước", ông cho biết thêm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

(VNF) - Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa được Apple công bố, doanh số bán iPhone đã giảm ở hầu hết các thị trường trên toàn cầu.

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

(VNF) - Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán dần dâng lên khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định hơn, chỉ số và thanh khoản đều đi lên.

Thủ tướng: Khẩn trương thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng: Khẩn trương thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.

Lãi quý I của Taseco Land tăng gấp 69 lần

Lãi quý I của Taseco Land tăng gấp 69 lần

(VNF) - Dù chỉ lãi sau thuế 10 tỷ đồng trong quý I/2024, song so với cùng kỳ, mức lãi này của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, UPCoM: TAL) đã tăng gấp 69 lần.

Một năm hơn 1.200 người nhập viện: Cảnh báo 'nóng' về thuốc lá điện tử

Một năm hơn 1.200 người nhập viện: Cảnh báo 'nóng' về thuốc lá điện tử

(VNF) - Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN).

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance, ông Bạch Dương - Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.