Bộ trưởng Công Thương: 'Nếu không có biện pháp quyết liệt thì rất gay go'

Anh Phan - 18/07/2021 19:07 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, sau 7 ngày thực hiện áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai việc cung ứng, lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, các vùng và 3 miền gặp nhiều khó khăn. "Khi áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố từ 0h ngày mai (19/7) nếu không có biện pháp quyết liệt thì rất gay go", Bộ trưởng đánh giá.

VNF
Ảnh minh họa.

Ngày 18/7, Bộ trưởng Công Thương và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đồng chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp, phương án về nguồn hàng, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay thời gian qua, giá hàng hóa tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương được niêm yết công khai, thống nhất trên toàn hệ thống. Nhiều siêu thị cam kết giữ giá bình ổn như Central Group, Saigon Coop... Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Ông Đông thừa nhận, thực tế hiện nay theo phản ánh của một số doanh nghiệp phân phối, việc tăng giá hàng hóa là không mong muốn nhưng vẫn phải điều chỉnh tăng giá cả một số mặt hàng.

Theo ông Đông, có một số nguyên nhân như: thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng/điểm bán tăng đáng kể khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng; thêm giá xăng tăng và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao; chi phí nhân công tăng do nhân viên phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc....

Cùng đó chi phí để lấy giấy xét nghiệm chỉ có giá trị 3 ngày cho nhân viên (tài xế giao hàng, nhân viên kho, nhân viên đi làm ở từ 2 tỉnh lân cận nhau trở lên...); chi phí thuê chỗ ở cho nhân viên ở gần kho và cửa hàng để hạn chế di chuyển giữa 2 tỉnh lân cận hoặc giảm thiểu nguy cơ nhân viên bị cấm di chuyển do sinh sống ở vùng phong tỏa; hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, sau 7 ngày thực hiện áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai việc cung ứng, lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, các vùng và 3 miền gặp nhiều khó khăn. "Khi áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố từ 0h ngày mai (19/7) nếu không có biện pháp quyết liệt thì rất gay go", Bộ trưởng đánh giá.

Cùng quan điểm với Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương báo cáo, làm rõ khâu vận chuyển có khó khăn gì, phân phối có khó khăn gì để tháo gỡ vướng mắc một cách khoa học, cụ thể nhất.

Cập nhật từ phía các đầu cầu tại các địa phương, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cho biết, tình hình cả hai tỉnh từ sau khi thực hiện Chỉ thị 16 tương đối giống nhau. Đó là bà con lo ngại dịch bệnh nên việc buôn bán những mặt hàng thiết yếu giảm đi, hàng hóa bị khan hiếm cục bộ.

"Rất may mắn, tại Vĩnh Long, hiện nay thu hoạch và tiêu thụ mặt hàng nông sản ổn định, việc thực hiện "luồng xanh" thuận lợi. Còn tại Bến Tre, tình hình gặp khó do một số doanh nghiệp cung ứng xăng dầu, thuốc tây đóng cửa. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 của tỉnh sẽ sớm có phương án xử lý", Sở Công Thương Vĩnh Long cho biết.

Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin, khi thực hiện Chỉ thị 16, tỉnh gặp 2 khó khăn: lượng mua của người dân quá lớn, dẫn đến không kịp cung ứng; một số mặt hàng tỉnh không sản xuất được, phải vận chuyển từ tỉnh khác. Việc lưu thông, vận chuyển khó khăn dẫn đến giá cả bị đẩy lên cao.

Tại Cần Thơ, Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Cần Thơ cho biết: Hiện nay nông sản ở Cần Thơ đang bước vào mùa thu hoạch lúa, rau màu và thủy sản. Tuy nhiên, do đang thực hiện Chỉ thị 16, các mặt hàng nông sản tiêu thụ chậm và đặc biệt còn bị giới hạn nông sản cung cấp cho thị trường TP. HCM.

"Dự báo khi các tỉnh lân cận thực hiện theo Chỉ thị 16, tình hình vận chuyển, giao thương gia súc, gia cầm sống và qua giết mổ vào TP. HCM sẽ gặp khó khăn nên nguồn cung sản phẩm chăn nuôi của thành phố có thể bị ảnh hưởng", ông Nhơn cho hay.

Tại Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang khẳng định, Kiên Giang có nguồn lúa gạo lớn, thủy hải sản, nhất là các mặt hàng nuôi trồng như: tôm, cua biển… sẵn sàng cung ứng cho các địa phương trong vùng khi cần thiết.

Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Kiên Giang có hơn 1,7 triệu dân, ước lượng hàng thiết yếu cần dùng trong 1 ngày vảo khoảng 5.780 tấn, trị giá tương ứng 121 tỷ đồng. Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang hiện đã phân cho các đơn vị, doanh nghiệp lớn dự trữ và cung ứng hàng, đảm bảo không bị khan hiếm, tăng giá đột biến.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM kiến nghị: "Chúng tôi rất cần các vùng sản xuất được bảo vệ, không thể để tình trạng cấm nông dân ra khỏi nhà, gây khó khăn cho nguồn cung. Điều này dẫn đến việc giá cả gia tăng, như Tiền Giang bầu đã lên 35.000đ/giá. TP. HCM đang thiếu khoảng 3 triệu quả trứng/ngày. Kiến nghị các địa phương làm đúng công tác phòng, chống dịch nhưng không ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa".

Sở Công Thương TP. HCM cũng đề nghị Bộ NNPTNT cung cấp thông tin về nguồn hàng để Bộ Công Thương có thể làm việc với các chợ đầu mối, từ đó phân phối hàng hóa hợp lý. Đồng thời, Sở Công Thương TP. HCM cũng đề nghị lực lượng Quản lý thị trường vào cuộc khẩn trương hơn, xử lý các đối tượng mua hàng ở trong siêu thị đem ra ngoài bán.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.