Bỏ tiền cọc: 'Quyền được từ bỏ tài sản của người trúng đấu giá'

Anh Hùng - 28/11/2023 23:28 (GMT+7)

(VNF) - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh, bên cạnh các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm trong đấu giá đất thì vẫn phải bảo vệ quyền được từ bỏ tài sản trúng đấu giá của người đấu giá.

VNF

Dấu hiệu trục lợi từ đấu giá

Thời gian qua, việc giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra cơ chế minh bạch trong tiếp cận đất đai theo cơ chế thị trường, hạn chế được tiêu cực, lợi dụng cơ chế xin - cho, chỉ định đối tượng được giao đất, thuê đất để mưu lợi cá nhân, làm thất thoát tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Tuy nhiên, gần đây, tại một số địa phương đã có hiện tượng "cò đấu giá", "quân xanh- quân đỏ", để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá diễn ra và tình trạng "xã hội đen" đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xin rút hồ sơ; thông đồng giữa Tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để "dìm giá".

Những vụ đấu giá đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020, tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2021 hay vụ đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. HCM vào tháng 12/2021... là điển hình của tồn tại trên.

Cho dù công ty trúng đấu giá sẽ thực hiện đúng cam kết nộp tiền sử dụng đất theo kết quả trúng đấu giá hay sẽ đơn phương hủy bỏ cam kết thì sau đấu giá đất cũng phát sinh một số vấn đề.

Cụ thể, mặt bằng giá đất tại khu vực đấu giá có thể sẽ bị đẩy lên một mức cao hơn, làm nảy sinh vấn đề phức tạp như gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, người chưa có nhà ở, người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp sẽ khó khăn thêm trong việc tìm kiếm, tiếp cận nhà ở.

Đối với chính bản thân công ty trúng đấu giá, với việc bỏ giá quá cao cũng sẽ dẫn đến phương án huy động vốn, phương án đầu tư kinh doanh có tính khả thi thấp. 

Mặt khác, việc đấu giá cao cũng có thể là chiêu trò “thổi giá” của doanh nghiệp nhằm lợi dụng việc đẩy giá đất tại khu vực lên cao để tranh thủ bán các bất động sản mà doanh nghiệp đang kinh doanh ở các khu vực lân cận. Hoặc lợi dụng để đánh bóng hình ảnh công ty nhằm tăng giá trị doanh nghiệp để phát hành trái phiếu, tăng giá cổ phiếu, tăng giá trị góp vốn liên doanh, mua bán nợ, mua bán dự án.

Qua thực tế cho thấy, nguyên nhân của những tồn tại trong những vụ đấu giá quyền sử dụng đất mà bên đấu giá bỏ cọc chủ yếu là do quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ. Cụ thể, hiện nay không có quy định về việc dừng cuộc đấu giá khi có dấu hiệu bất thường trong việc đẩy giá trúng đấu giá lên quá cao, gây hiệu ứng tiêu cực như đã phân tích ở trên.

Bên cạnh đó, quy định không đầy đủ, không rõ ràng về việc xem xét các điều kiện vốn chủ sở hữu, cam kết bảo lãnh của ngân hàng, chứng minh sự minh bạch, tính khả thi về huy động vốn, tính khả thi về phương án đầu tư kinh doanh trên khu đất trúng đấu giá. Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có chế tài xử lý khoản tiền người trúng đấu giá đã nộp dở dang trong trường hợp phải hủy hợp đồng trúng đấu giá đất.

Xử lý hình sự đối với trường hợp bỏ cọc có dấu hiệu thao túng

Góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, để hạn chế việc bỏ cọc, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau), cho rằng nên tách biệt tiền đặt trước và tiền đặt cọc.

"Theo tôi, nên quy định tiền đặt cọc có thể là 20% đến 30% giá trúng đấu giá và phải nộp ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá", ông nói.

Theo đại biểu Thanh, nếu trúng đấu giá không nộp tiền cọc thì bị loại, cuộc đấu giá sẽ tiếp tục. Giả sử tiền đặt cọc phải nộp ngay tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thay vì vài trăm triệu, vài tỷ đồng thì người trúng đấu giá chắc chắn sẽ thận trọng rất nhiều khi bỏ giá.

Bên cạnh đó, Luật Đấu giá có thể tham khảo, bổ sung quy định cụ thể và xử lý hình sự đối với những trường hợp bỏ cọc không thực hiện kết quả trúng đấu giá; có dấu hiệu thao túng, gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế.

Đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng nên sửa đổi quy định tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 30%. Việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước sẽ giúp cho người có nhu cầu thực sự tham gia cuộc đấu giá, đồng thời hạn chế tình trạng cò đấu giá, hạn chế tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) lại đồng tình với mức tối thiểu là 5%, nhưng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tăng mức tối đa lên 30% hoặc 40%, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho người có tài sản hoặc các tổ chức đấu giá khi được ủy quyền trong việc xác định giá khởi điểm đối với từng loại tài sản.

Mặt khác, theo đại biểu, trong thực tế người có nhu cầu thật sự tham gia đấu giá hầu hết đã có sự chuẩn bị nguồn tài chính để mua tài sản đấu giá, thậm chí họ chuẩn bị đủ đến 100% số tiền họ dự kiến sẽ bỏ ra, cho nên họ sẽ không băn khoăn về mức tiền đặt trước là bao nhiêu.

"Việc tăng mức tiền đặt trước cao sẽ là rào chắn an toàn đối với những đối tượng không có nhu cầu mua tài sản đấu giá mà chỉ đăng ký tham gia với mục đích như thông đồng, dìm giá để trục lợi. Hơn nữa, quy định này sẽ hạn chế được thấp nhất tình trạng bỏ cọc đang diễn ra khá phổ biến hiện nay", Đại biểu Minh nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định) đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung các quy định rõ ràng và chi tiết hơn về các trường hợp và các thiệt hại, chi phí phải bồi thường khi nhà đầu tư bỏ cọc như chi phí tổ chức đấu giá lại chẳng hạn để mang tính răn đe và có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc xử lý các nhà đầu tư vi phạm nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị để trục lợi.

Trong khi đó, về vấn đề bỏ cọc, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang) lại cho rằng vẫn phải bảo vệ quyền được từ bỏ tài sản trúng đấu giá của người đấu giá.

"Nếu như chúng ta xử phạt vi phạm hành chính và phạt hình sự thì tôi cho rằng việc này chúng ta nên cân nhắc, vì đây chính là quyền của người trúng đấu giá với mối quan hệ dân sự", đại biểu nêu. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

(VNF) - Tại TP. HCM, từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (ngày 1/7/2014) đến tháng 4/2023, có 81.085 căn thuộc nhiều dự án chưa được cấp sổ hồng do còn nhiều vướng mắc.

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

(VNF) - Theo ông Ngô Sơn Dương - CEO INGO Digital Transformation, AI giúp con người hiểu rõ mình hơn, là “người lao động” tạo ra “tài sản” cho người sở hữu nó.

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

(VNF) - Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho rằng, thị trường nhà phố Bình Dương đã có tín hiệu chuyển biến tích cực, nhưng người mua vẫn có tâm lý khó chấp nhận sản phẩm chào bán với giá cao và hình thành trong tương lai.

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, PVcomBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 344 tỷ đồng, gấp gần 70 lần cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến là nguồn thu đóng góp chính trong tổng thu nhập hoạt động của nhà băng này.

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

(VNF) - Việc quy định sẽ không cho phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 áp dụng sớm từ 1/7/2024 được cho là sẽ giúp thị trường thanh lọc các nhà đầu tư yếu kém. Tuy nhiên quy định này cũng sẽ khiến nhiều người dân lo lắng.

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

(VNF) - Trong khuôn khổ Ngày hội Game Việt Nam (Gameverse) 2024, VNG và Roblox đã chính thức công bố việc hợp tác giữa 2 bên tại thị trường Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra thị trường vàng ngay trong tháng 5/2024.

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

(VNF) - Một cơn bão địa từ với cường độ G5 - "cực mạnh" đã tấn công Trái đất vào ngày 10/5 (giờ Mỹ), tạo ra cực quang tại khu vực Bắc Mỹ nhưng đi kèm nguy cơ làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc.

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.