Bộ GTVT nói gì về việc xử lý sai phạm tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông?

Chí Bình - 15/11/2021 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết sẽ rà soát, phân tích, đánh giá về những tồn tại, hạn chế, sai phạm (nếu có) tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.

VNF
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành khai thác thương mại từ ngày 6/11.

Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy và đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và biện pháp xử lý sai phạm liên quan đến dự án.

Theo Bộ GTVT, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 15/10/2008, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án và thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC.

Dự án được khởi công tháng 10/2011, nhưng do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài đến tháng 5/2014 mới cơ bản hoàn thành (tháng 8/2015 mới bàn giao toàn bộ mặt bằng ga Cát Linh), nên tiến độ dự án đã bị chậm so với kế hoạch.

Trên cơ sở văn bản chấp thuận cơ chế đặc thù cho dự án của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý dự án đường sắt và tổng thầu đã ký điều chỉnh giá trị trọn gói của hợp đồng EPC và đến cuối tháng 12/2020, tổng thầu đã hoàn thành vận hành thử toàn hệ thống.

Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu đảm bảo đúng quy mô, công năng thiết kế và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vận hành theo quy định của dự án, đủ điều kiện đưa vào vận hành khai thác.

Ngày 29/10/2021, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã tổ chức họp, xem xét, đánh giá, kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Bộ GTVT cho biết quá trình thực hiện dự án chậm do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan do đây là dự án đường sắt đô thị có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, tư vấn thiết kế phía Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến thiết kế cơ sở ban đầu chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật.

Bên cạnh đó, dự án cũng phải chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài; Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ; cách thức quản lý, triển khai thực hiện dự án ở Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, dự toán hồ sơ nghiệm thu thanh toán dẫn đến công tác quản lý điều hành của chủ đầu tư còn lúng túng và bất cập.

Ngoài ra, công tác giải ngân của hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc, kéo dài (ký từ 11/5/2017 nhưng đến 25/4/2018 mới đủ điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên cho dự án).

Về nguyên nhân khách quan, Bộ GTVT cho biết công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm TP. Hà Nội chậm và phức tạp; yếu tố khác biệt về quy định giữa hai nước về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

Song song với đó, hệ thống quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.

Lạm phát giai đoạn thực hiện năm 2008 và giai đoạn 2010-2011 cao cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên các nhân sự nước ngoài không thể sang Việt Nam hoàn thiện (kéo dài từ đầu năm 2020 đến tháng 3/2021).

Đến nay, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội ký biên bản bàn giao đưa dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào vận hành khai thác thương mại từ ngày 6/11/2021.

Về biện pháp xử lý sai phạm liên quan đến dự án, Bộ GTVT cho biết tiếp thu ý kiến của đại biểu, Bộ sẽ rà soát, phân tích, đánh giá về những tồn tại, hạn chế, sai phạm (nếu có) của các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.