Bộ Công Thương: 3/5 dự án nhiệt điện than chưa vay được vốn, còn lại không thể thực hiện tiếp

Anh Hùng - 14/10/2022 17:41 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương cho biết trong 5 dự án nhiệt điện than có tổng công suất 6.800MW đang chuẩn bị đầu tư thì có 2 dự án chủ đầu tư đã thông báo không thể thực hiện tiếp, 3 dự án còn lại chưa vay được vốn

VNF
Bộ Công Thương không đưa 5 dự án nhiệt điện than vào cân đối và bù bằng các nguồn khác.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Qua rà soát các dự án nhiệt điện than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2022 nước ta đã có 39 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất 24.674MW hiện đang vận hành.

Hiện nay, còn 12 dự án nhiệt điện than/13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng, bao gồm: 7 dự án/6.992MW đang xây dựng (Thái Bình II, Long Phú I, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II, An Khánh Bắc Giang, Na Dương II), trong đó một số dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ vào vận hành (Thái Bình II, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II), Long Phú I đang đàm phán với tổng thầu để triển khai tiếp, 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương II đã có phương án vay vốn trong nước.

Theo Bộ Công Thương, có 5 dự án/6.800MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm: Công Thanh (600MW), Quảng Trị (1.200MW), Sông Hậu II (2.000MW), Nam Định I (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800MW).

Sau khi làm việc với 5 dự án trên, Bộ Công Thương cho biết trong 5 dự án nêu trên thì 2 dự án Công Thanh và Quảng Trị chủ đầu tư đã thông báo không thể thực hiện tiếp nhiệt điện than, 3 dự án còn lại thì Sông Hậu II chưa vay được vốn, đã vi phạm hợp đồng BOT, còn Nam Định I, Vĩnh Tân III chưa tìm được cổ đông thay thế và chưa vay được vốn.

Cụ thể, đối với dự án nhà máy nhiệt điện Công Thanh với công suất 600MW, do Công ty cổ phần Nhiệt điện Công Thanh làm chủ đầu tư, dự án được giao từ 2011, đã được phê duyệt FS, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, cảng than, xây hàng rào nhà máy, nhà làm việc công trường; đã có quyết định cấp đất, hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, đã ký hợp đồng mua bán điện, đã lựa chọn tổng thầu EPC.

Tuy nhiên, dự án không thu xếp được vốn, do đó chủ đầu tư và UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị chuyển đổi sang LNG và tăng công suất lên 1.500MW.

Đối với nhà máy nhiệt điện Quảng Trị, dự án có công suất 1.200MW, chủ đầu tư là Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi), được giao từ tháng 8/2013. Dự án đã được phê duyệt FS, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án đang tạm dừng đàm phán bộ Hợp đồng, không thu xếp được vốn.

Tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Năng lượng Thái lan và EGATi, EGAT ở Băng cốc ngày 6/10/2022, Bộ Năng lượng Thái Lan đã thông báo EGATi dừng dự án và sẽ phúc đáp Chính phủ Việt Nam sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái lan.

Đối với dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu II, dự án này có công suất 2.000 MW, Toyo Ink Group Berhad (Malaysia) được giao làm chủ đầu tư từ tháng 3/2013. Các hợp đồng của dự án (hợp đồng BOT, mua bán điện, thuê đất) đã ký kết tháng 12/2020, đã có hiệu lực pháp lý.

Bộ Công Thương cho biết chủ đầu tư đã chuyển cho UBND tỉnh Hậu Giang 343,25 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng còn nợ 365,5 tỷ đồng. Chủ đầu tư không thu xếp được vốn đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng BOT (trước ngày 24/6/2022).

Về nhà máy nhiệt điện Nam Định I, dự án có công suất 1.200MW do Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất (thành lập tại Singapore do Taekwang Power gs Co., Ltd. - Hồng Kông và ACWA Power (Ả Rập Xê-út) sở hữu) làm chủ đầu tư và được Chính phủ chấp thuận từ 4/2017. Dự án cũng đã được phê duyệt FS, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hợp đồng thuê đất ký tắt tháng 11/2020.

Chủ đầu tư báo cáo có thoả thuận vay vốn ký kết tháng 12/2019, hợp đồng bảo hiểm khoản vay với Sinosure kỷ tháng 8/2020 cũng như đã tạm ứng cho tỉnh Nam Định 3 triệu USD để xây dựng khu tái định cư, 3 triệu USD tiền bồi thường hoa màu. 

Tuy nhiên, hợp đồng BOT, bảo lãnh Chính phủ (GGU), hợp đồng mua bản điện (PPA) chưa đàm phán xong. Đồng thời, do ACWA Power đã rút khỏi dự án, chưa tìm được nhà đầu tư mới thay thế.

Còn đối với nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân III, dự án này công suất 1.800 MW, chủ đầu tư là OneEnergy Ventures Limited (Hồng Kông), sở hữu bởi CLP Việt Nam (chi nhánh của CLP Holdings Ltd. (Hồng Kông) và DGA Vĩnh Tân 3 B.V (sở hữu bởi Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) chiếm 49%, EVN - 29%, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific) - 22%.

Dự án đã được phê duyệt FS, các tài liệu dự án đã ký tắt vào tháng 12/2020, nhưng Mitsubishi và CLP thông báo không tiếp tục thực hiện các dự án nhiệt điện than theo chính sách của công ty, Pacific đã xin rút khỏi dự án. Vì vậy, dự án đang phải tìm cổ đông thay thế, chưa vay được vốn.

Theo đó, từ các lý do trên, Bộ Công Thương đã yêu cầu chủ đầu tư 5 dự án này nếu không dừng dự án thì phải cung cấp được cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất 30/10/2022. Tuy nhiên, xét trên bối cảnh thực tế các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, việc triển khai tiếp các dự án này là rất khó khăn.

Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối. Nhưng để tuyệt đối tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, các dự án này vẫn để trong danh mục cho đến khi hoàn tất chính thức các thủ tục dừng/chấm dứt các dự án.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

(VNF) - CEO Vinfast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Chúng tôi có lúc đi vay đến 70.000 tỷ, không dám chấp nhận thì làm sao có được như bây giờ".

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

(VNF) - Hãng hàng không quốc gia Arab Saudi vừa đặt hàng 105 máy bay của Airbus, ghi dấu hợp đồng lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử hàng không nước này và mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

(VNF) - Năm 2023 được đánh giá tiếp tục là một năm khá thuận lợi cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, sàn UPCOM) trong sản xuất kinh doanh. BSR tiếp tục củng cố động lực cũ, tìm kiếm động lực mới, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kỳ vọng mã cổ phiếu BSR sẽ tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

(VNF) - Phương án giải thể Vmeco Đồng Tháp đã được Siba Group đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung phát triển mảng năng lượng thông qua một công ty con duy nhất là Vmeco Bạc Liêu.

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(VNF) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

(VNF) - Đóng cửa phiên ngày 20/5 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu VFS tăng lên 6,32 USD, mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của VinFast lên khoảng 14,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các hãng xe điện trên thế giới.

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

(VNF) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn trong năm 2023 khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

(VNF) - Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.