Bloomberg: Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với làn sóng vỡ nợ lịch sử

Quỳnh Anh - 11/07/2022 15:44 (GMT+7)

(VNF) - Các nền kinh tế mới nổi, bao gồm El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia và Pakistan có thể chứng kiến một loạt các vụ vỡ nợ lịch sử khi phải đối mặt với khoản nợ trị giá 1/4 nghìn tỷ USD, theo Bloomberg.

VNF
Một người bán hàng rong tại El Salvador.

Sri Lanka là quốc gia đầu tiên ngừng trả tiền cho các trái chủ nước ngoài trong năm nay, do gánh nặng bởi chi phí lương thực và nhiên liệu gây ra các cuộc biểu tình và hỗn loạn chính trị. Nga cũng bị tuyên bố vỡ nợ vào tháng 6 vừa qua, sau khi bị các lệnh trừng phạt cản trở việc trả tiền cho các khoản nợ nước ngoài.

Theo Bloomberg, giờ đây, trọng tâm đang chuyển sang El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia và Pakistan. 

Chia sẻ trên Bloomberg Television, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Carmen Reinhart cho hay: “Với các quốc gia thu nhập thấp, rủi ro nợ và khủng hoảng nợ không phải là giả thuyết. Chúng thực sự đang tồn tại".

Trong 6 tháng qua, số lượng các thị trường mới nổi có nợ chính phủ giao dịch ở mức rất khó khăn đã tăng gấp đôi, có nghĩa là lợi suất cho thấy các nhà đầu tư tin rằng khả năng vỡ nợ là có thật.

Một nguyên nhân khác gây ra mối lo ngại lớn được cho là xuất phát từ “hiệu ứng domino” tiềm tàng thường xảy ra khi các nhà đầu tư sợ hãi bắt đầu rút tiền ra khỏi các quốc gia có vấn đề kinh tế.

Chỉ tính riêng trong tháng 6, các nhà giao dịch được cho là đã rút khoảng 4 tỷ USD từ trái phiếu và cổ phiếu của các thị trường mới nổi, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp thoát vốn.

Những nước chịu nhiều căng thẳng nhất có xu hướng là các quốc gia nhỏ hơn với thành tích kinh tế khiêm tốn trên thị trường vốn quốc tế. Các quốc gia đang phát triển lớn hơn, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Brazil, có thể tự hào về bảng cân đối kế toán bên ngoài khá mạnh mẽ và kho dự trữ ngoại tệ.

Nhưng ở các quốc gia dễ bị tổn thương hơn, tương lai sắp tới thực sự đáng lo ngại. Những xung đột chính trị đang phát sinh trên toàn cầu gắn với chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao, phủ bóng đen lên các khoản thanh toán trái phiếu sắp tới ở các quốc gia mắc nợ cao như Ghana và Ai Cập.

El Salvador

Xếp hạng của quốc gia Trung Mỹ đã bị hạ cấp đánh giá khi trái phiếu bằng đồng USD của nước này sụt giảm, thúc đẩy bởi các chính sách đôi khi không thể đoán trước của Tổng thống Nayib Bukele.

Việc chấp nhận Bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp, cộng với các động thái của chính phủ Bukele nhằm củng cố quyền lực, đã thúc đẩy lo ngại về khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính nước ngoài, đặc biệt là do thâm hụt tài chính lớn và trái phiếu 800 triệu USD sắp đáo hạn vào tháng 1/2023.

Ghana, Tunisia và Ai Cập

Các quốc gia này nằm trong số những nước đi vay ít thường xuyên hơn và được đánh giá thấp hơn với bộ đệm dự trữ thấp mà Moody’s Investors Service cảnh báo sẽ dễ bị tổn thương do chi phí đi vay tăng cao.

Các quốc gia châu Phi có trong tay một lượng dự trữ ngoại hối tương đối thấp để trang trải các khoản thanh toán trái phiếu đến hạn đến năm 2026. Điều đó có thể trở thành vấn đề nếu chính phủ các nước này không thể quay vòng các trái phiếu đáo hạn do chi phí khai thác thị trường nợ nước ngoài tăng lên.

Ghana hiện đang tìm kiếm 1,5 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Pakistan

Pakistan vừa nối lại các cuộc đàm phán với IMF khi nước này cạn kiệt ngoại hối để trả nợ ít nhất 41 tỷ USD trong 12 tháng tới và tài trợ cho nhập khẩu.

Giống như tại Sri Lanka, những người biểu tình đã xuống đường phản đối việc cắt điện kéo dài tới 14 giờ mà chính quyền đã áp đặt để tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi bộ trưởng tài chính cho biết quốc gia đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ, nợ của họ đang giao dịch ở mức độ khó khăn.

Argentina

Quốc gia Nam Mỹ hiện vẫn chưa thể thoát khỏi bóng ma của cuộc vỡ nợ hồi năm 2020 trong một cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.

Lạm phát dự kiến sẽ lên tới 70% vào cuối năm, gây thêm áp lực lên các nhà chức trách nhằm hạn chế việc đẩy USD ra khỏi nền kinh tế để kiểm soát tỷ giá hối đoái.

Đồng thời, một bộ trưởng tài chính mới và cuộc đấu đá chính trị giữa Tổng thống Alberto Fernandez và Phó Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner của ông đã làm mờ đi triển vọng của nền kinh tế này trước cuộc bầu cử vào năm 2023.

Ukraine

Theo nhiều nguồn tin, cuộc tấn công quân sự của quân đội Nga đã dẫn đến việc các quan chức Ukraine đang thăm dò tái cơ cấu nợ khi các lựa chọn tài trợ của đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh có nguy cơ cạn kiệt.

Quốc gia này cũng đã chỉ ra rằng họ cần từ 60 - 65 tỷ USD trong năm nay để đáp ứng các yêu cầu tài trợ, nhiều hơn so với cam kết tài trợ trước nay từ các đồng minh. Kiev cũng công bố một kế hoạch tái thiết dài hạn hơn có thể vượt quá 750 tỷ USD.

Các nhà hoạch định chính sách ở Kyiv đang phải đau đầu để giữ nguồn thu ngân sách trong khi vừa phải hoạt động quân sự chống lại Moscow, vừa bị mất nguồn thu nhập chủ chốt do việc xuất khẩu ngũ cốc bị gián đoạn.

Xem thêm >> Sri Lanka vỡ nợ, lạm phát chạm mức gần 60%

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.