Bitcoin hâm nóng cơn sốt tiền ảo, Bộ Tài chính nghiên cứu cách quản lý

Khánh Tú - 01/03/2024 23:05 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo, tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến các loại tài sản này.

VNF
Ảnh minh họa.

Trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo, tiền ảo trong tháng 5/2025 nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới loại tài sản này.

Đại diện Bộ Tài chính mới đây cho biết đã giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý tiền ảo, tài sản ảo.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề xuất Chính phủ cho phép thành lập tổ công tác liên ngành để xây dựng đề án quản lý tài sản ảo, tiền ảo.

Trên thực tế, hiện Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Việc mua bán, trao đổi tài sản ảo tại Việt Nam được thực hiện hầu hết qua các sàn giao dịch quốc tế hoặc dưới hình thức thỏa thuận trực tiếp.

Mặc dù chưa có hành lang pháp lý cụ thể nhưng các giao dịch tiền mã hóa, tiền ảo tại Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Theo thống kê của Crypto Crunch App, Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới trong bảng xếp hạng về lượng người nắm giữ tiền ảo.

Còn theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), trong giai đoạn 10/20221 – 10/2022, giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD, trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Bitcoin tăng sốc trong tuần qua.

Trong tuần qua, sự kiện Bitcoin chạm mốc 64.000 USD, mức cao nhất kể từ tháng 11/2021 cùng với sự tăng trưởng tích cực của nhiều đồng tiền mã hóa khác như ETH hay Solana đã giúp khuấy động thị trường tiền ảo vốn đang có phần “giảm nhiệt” tại Việt Nam. Với cú tăng sốc của đồng bitcoin, cơn sốt tiền ảo được dự đoán sẽ sớm trở lại với thị trường Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo. Theo chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu, cần khẩn trương nghiên cứu khung khổ pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo, nhất là trong bối cảnh một số nước có những động thái liên quan các loại tiền ảo, trong đó có đồng Bitcoin.

Mặc dù thừa nhận đây là vấn đề khó và có nhiều rủi ro liên quan rửa tiền nhưng theo ông Hiếu, không nên vì lo ngại rủi ro mà chậm trễ trong nghiên cứu chính sách.

Trước Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới đã xây dựng chính sách, khung pháp lý cho tài sản số, tài sản ảo, tiền ảo như EU, Nhật Bản, Mỹ hay một số nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…

Đầu năm 2024, Singapore trở thành một trong những khu vực pháp lý đầu tiên trên thế giới hoàn thiện các quy tắc đối với đồng tiền stablecoin. Trong khi đó, EU đang hướng tới một khung pháp lý thống nhất cho tiền ảo với Quy định về thị trường tài sản tiền ảo (MiCA).

Hay như Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt Quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF), với một số giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto. Nhật Bản lại áp dụng cách tiếp cận tiến bộ đối với quy định về tiền ảo, công nhận tiền ảo là tài sản hợp pháp theo Đạo luật dịch vụ thanh toán (PSA). 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.