Biển Đỏ 'nổi sóng': Đầu năm mới, doanh nghiệp Việt nhận cú sốc lớn

Kỳ Thư - 07/02/2024 00:47 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, cước phí vận chuyển đi Bờ Tây nước Mỹ đang tăng 70%, hàng đông lạnh đi châu Âu tăng gần 4 lần do những căng thẳng trên Biển Đỏ.

VNF
Căng thẳng Biển Đỏ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Hãng tàu đồng loạt tăng giá cước

Đánh giá về tác động từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ lên xuất nhập khẩu, ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay, hiện các doanh nghiệp trong ngành đang thực hiện hình thức nhập CIF và xuất FOB, do đó, về ảnh hưởng trực tiếp trước mắt chưa nhiều. Bởi các đơn hàng đã ký kết rồi thì thường các DN sản xuất, xuất khẩu chỉ chịu trách nhiệm đến hàng lên tàu. Các khâu tiếp theo sẽ do các hãng tàu và khách hàng chịu.

Căng thẳng Biển Đỏ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi có rủi ro xảy ra thì sẽ phải có sự chia sẻ, hay nói cách khác là các khách hàng sẽ yêu cầu nhà bán hàng có những chia sẻ nhất định để giảm tổn thất cho họ. Mặt khác, bình thường chưa có những tình huống đột xuất như thế này, các khách hàng đã yêu cầu giao hàng nhanh, và khi thời gian vận chuyển kéo dài từ 10 - 15 ngày dẫn đến thời gian sản xuất co hẹp lại, gây áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất làm thế nào để giao hàng đúng hạn.

“Đáng lo nhất đó là không lường được khi nào thì kết thúc. Nếu cứ kéo dài thì các đơn hàng ký tiếp theo chắc chắn khách hàng sẽ đặt vấn đề chia sẻ chi phí do vận chuyển tăng thêm. Do đó, điều mà các DN quan tâm là có thông tin sớm, kịp thời để có thể đàm phán cho các đơn hàng tiếp theo để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp”, ông Trương Văn Cẩm chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, căng thẳng Biển Đỏ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, bởi bên cạnh việc tác động làm tăng chi phí còn là những hệ lụy đi kèm. Đáng chú ý, chúng ta cũng chưa biết được tình trạng căng thẳng Biển Đỏ sẽ còn kéo dài bao lâu. Việc này tác động đến những đơn hàng của tương lai, hoặc những chi phí mà doanh nghiệp cần phải tính toán vào trong giá thành sản phẩm.

Tính cho tổng chi phí trả cho 1 container hàng trong 1 tháng qua, cước phí vận chuyển đi Bờ Tây nước Mỹ đang tăng 70%, nhưng hàng đông lạnh đi châu Âu đang tăng gần 4 lần. Cùng với khó khăn về suy giảm đơn hàng xuất khẩu, căng thẳng Biển Đỏ tạo thêm khó khăn cho các DN.Vì thế, rất cần sự chung tay, hỗ trợ, sự tham gia tích cực lúc này của các hãng tàu, một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho hay, hiện mặt hàng này xuất khẩu đi thị trường EU chiếm 20%. Giá trị xuất khẩu nông sản thấp nhưng lại chịu tác động rất lớn từ xung đột ở Biển Đỏ.

“Có DN đã xếp hàng lên tàu từ ngày 20/12/2023 nhưng đến ngày 5/1/2024, tức là sau 15 ngày sau khi hãng tàu đã chạy thì bị áp dụng phụ thu với giá 2.000 USD/container 40 feet. Việc áp dụng phí một cách tùy tiện, không báo trước, không qua đối thoại, thỏa thuận làm cho các nhà xuất khẩu nằm trên thế “cá nằm trên thớt”, bà Hoàng Thị Liên chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP.

Thậm chí, nếu phía DN không nộp phụ phí tăng thêm này thì hãng tàu gửi thêm bản áp phụ phí thanh toán trễ, trong vòng 1 tuần nếu không thanh toán các phụ phí (2.000 USD) mà hãng tàu yêu cầu, việc này càng làm cho các doanh nghiệp thêm bức xúc. Hiện, chi phí vận chuyển đối với mặt hàng này đi thị trường EU tăng 5 - 6 lần. Do đó, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam đề xuất phải có chế tài đối với các hãng tàu, không để các hãng tàu tự tung tự tác tăng phí hay áp phí.

Tuỳ tiện tăng giá, ép DN: Xử lý ngay

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu khẳng định, xung đột Biển Đỏ không phải là vấn đề một quốc gia có thể giải quyết, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi chịu tác động. Nhưng bằng cách nắm bắt thông tin nhanh nhất có thể, dự báo tác động chính xác nhất có thể và các biện pháp ứng phó phù hợp, ta có thể hướng tới mục tiêu là hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của vấn đề toàn cầu này, thậm chí là có thể biến “nguy” thành “cơ” đối với một số ngành.

Đối với các hãng tàu, ông Trần Thanh Hải đề nghị, trong bối cảnh như hiện nay cần duy trì tuyến, đưa container rỗng đưa về để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, thực hiện đúng quy định về niêm yết, về giá cước, phụ phí. Xem xét thêm khả năng có hình thức vận tải đa phương thức như đường sắt, đường biển và hàng không. Việc này cần sự kết hợp của nhiều đơn vị vận tải khác nhau để có thể vượt qua tác động của căng thẳng Biển đỏ.

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, theo quy định, các hãng tàu phải niêm yết công khai giá cước cũng như vấn đề phụ thu trên trang thông tin điện tử của hãng tàu và thông báo cho khách hàng. Trong trường hợp thay đổi hoặc tăng thì phải thông báo trước 15 ngày. Việc các hãng tàu thực hiện tăng ngay giá phụ thu mà không có thông báo, với bất kỳ trường hợp nào các hãng tàu áp dụng không đúng thì các doanh nghiệp gửi về Cục Hàng hải Việt Nam, Cục cam kết sẽ xử lý các vi phạm trong việc niêm yết giá theo quy định của pháp luật.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
REE Land đầu tư The Light Square rộng 2ha tại trung tâm TP.Thái Bình

REE Land đầu tư The Light Square rộng 2ha tại trung tâm TP.Thái Bình

(VNF) - Công ty TNHH Bất động sản REE (REE Land) vừa chính thức ra mắt dự án The Light Square tại tỉnh Thái Bình.

Livestream bán hàng:Quyền Leo thu 100 tỷ, Võ Hà Linh khiến TikTok Shop ‘sập’

Livestream bán hàng:Quyền Leo thu 100 tỷ, Võ Hà Linh khiến TikTok Shop ‘sập’

Livestream bán hàng trên TikTok Shop tiếp tục bùng nổ khi kênh Quyền Leo đạt doanh thu 100 tỷ trong 1 phiên, Võ Hà Linh chưa kịp giới thiệu đã “cháy hàng”, khiến TikTok Shop sập.

Lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước Tô Lâm

Lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước Tô Lâm

(VNF) - Sáng 22/5/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cận cảnh lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' xứ Nghệ

Cận cảnh lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' xứ Nghệ

(VNF) - Theo gia chủ, sau 1 tháng mở cửa cho người dân vào tham quan thì tiền điện của gia đình đã lên tới 25 - 27 triệu.

Tham vọng làm khu đô thị 1.000 tỷ ở Quảng Bình, Khương Nguyễn có tiềm lực đến đâu?

Tham vọng làm khu đô thị 1.000 tỷ ở Quảng Bình, Khương Nguyễn có tiềm lực đến đâu?

(VNF) - Thành lập vào giữa năm 2021, Công ty cổ phần Khương Nguyễn là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị phía Tây đường Phan Huy Chú, phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới với tổng vốn đầu tư dự kiến 998 tỷ đồng.

Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Với 472/473 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Tô Lâm giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Chân dung tân Chủ tịch nước Tô Lâm

Chân dung tân Chủ tịch nước Tô Lâm

(VNF) - Sáng 22/5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội khoá XV đã bầu ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, giữ chức Chủ tịch nước.

Loạt dự án cam kết đổ vốn vào Vân Phong, tiến độ đang đến đâu?

Loạt dự án cam kết đổ vốn vào Vân Phong, tiến độ đang đến đâu?

(VNF) - Loạt dự án có quy mô lớn đổ vào Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) đang được gấp rút triển khai thủ tục cũng như tiến độ xây dựng.

Phú Thành Hải Dương muốn bỏ 210 tỷ làm khu dân cư tại Thanh Miện

Phú Thành Hải Dương muốn bỏ 210 tỷ làm khu dân cư tại Thanh Miện

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Phú Thành Hải Dương đã nộp hồ sơ để làm Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư mới thôn Đoàn Phú, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện.

Vừa giáng đòn lên 18 tỷ USD hàng Trung Quốc, Mỹ kêu gọi châu Âu cùng hành động

Vừa giáng đòn lên 18 tỷ USD hàng Trung Quốc, Mỹ kêu gọi châu Âu cùng hành động

(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) can thiệp khẩn cấp để làm giảm mức xuất khẩu ngày càng tăng của công nghệ xanh giá rẻ của Trung Quốc bao gồm các tấm pin mặt trời và tua-bin gió, thúc đẩy các nhà lãnh đạo châu Âu tiến tới một cuộc chiến thương mại toàn diện.