Bí quyết phát triển hạ tầng của các nước tiên tiến

Thu Hà - 20/09/2018 11:48 (GMT+7)

(VNF) - Được ví như “phao cứu sinh” trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, vốn tư nhân từ lâu đã được nhiều quốc gia tiên tiến ưu tiên huy động để phát triển hệ thống hạ tầng khang trang, hiện đại.

Bài học từ các nước Âu, Mỹ…

Ra đời từ những năm 80 thế kỷ trước, hợp tác công tư (Public Private Partnership – PPP) được các nước tiên tiến nhanh chóng đón nhận.

Mỹ áp dụng và triển khai thành công các dự án PPP với hơn 450 dự án, thu hút hàng trăm tỷ USD. Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào suy thoái những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khối tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết được nhiều điểm nghẽn.

Theo đó, các cơ chế chính sách và luật pháp áp dụng cho mô hình PPP được chính quyền liên bang triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, đồng thời các bang cũng được phân quyền tự quyết định việc tổ chức và triển khai mô hình PPP tại địa phương. Mỹ ưu tiên áp dụng PPP tại các công trình trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, nhà ở, giáo dục, y tế.

Tại Anh, với chính sách phân bổ rủi ro hợp lý, các dự án giao thông đường bộ ở xứ sở sương mù đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ khối tư nhân, với thành công của dự án cầu QE2 Dartford năm 1991. Đây là dự án hạ tầng đầu tiên tại Anh ghi nhận sự thành công của hình thức hợp tác công – tư khi liên doanh Kvaerner Construction Limited và Cleveland Bridge & Engineering Company đã vượt qua 7 nhà thầu khác để dành quyền xây dựng cây cầu với ngân sách thời điểm đó xấp xỉ 4.000 tỷ đồng Việt Nam.

Cầu QE2 Dartford là dự án PPP đầu tiên tại Anh. Ảnh: www.dailymail.co.uk.

Được Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá là 1 trong 10 nước có đầu tư PPP hiệu quả nhất năm 2013, Úc thành công nhờ xây dựng khung chính sách vững chắc về PPP, tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho các dự án bằng cách khuyến khích cắt giảm chi phí chuẩn bị thầu, chuẩn hóa quá trình thực hiện các dự án PPP, rút ngắn danh sách nhà thầu trước khi thực hiện đấu thầu dự án PPP và tuân thủ chặt chẽ quy định về thời gian thực hiện dự án.

Không đứng ngoài xu hướng phát triển, Liên minh châu Âu đã thực hiện thành công 1.400 dự án PPP trong vòng 20 năm từ 1990 đến 2009, với tổng vốn đầu tư lên tới 260 nghìn tỷ euro. Đặc biệt, năm 2008 Liên minh châu Âu còn thành lập Trung tâm Chuyên môn về PPP châu Âu (European PPP Expertise Centre - EPEC) để hỗ trợ các nước thành viên xây dựng chính sách liên quan đến PPP, tăng cường năng lực thực hiện các dự án hợp tác công - tư cũng như chia sẻ kịp thời các giải pháp PPP.

…Đến xu thế của khu vực

Còn tại châu Á, Hàn Quốc đi tiên phong trong thu hút vốn tư nhân. Những năm 1990, Hàn Quốc bước vào “kỷ nguyên xe cơ giới” khi phương tiện giao thông đường bộ tăng gấp 8 lần. Trước yêu cầu về nguồn vốn khổng lồ, vượt quá khả năng chi trả của ngân sách, Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi doanh nghiệp tư nhân vào cuộc. Đường cao tốc hiện đại nối liền sân bay quốc tế Incheon và thủ đô Seoul trị giá 1,2 tỷ USD xây dựng thần tốc trong 5 năm.

Cao tốc dẫn từ sân bay quốc tế Incheon. Ảnh: www.macquarie.com.

Một ví dụ khác là Nhật Bản với dự án sân bay quốc tế Kansai do tư nhân xây dựng, trên hòn đảo nhân tạo ở Vịnh Osaka. Sau 7 năm thi công với số vốn đầu tư 20 tỷ USD, sân bay quốc tế Kansai đã hoàn thành, đi vào hoạt động từ năm 1994, với 2 đường băng dài 3.500m và 4.000m, có khả năng chống chọi với bão, động đất, sóng thần. Hiện Kansai là một trong những sân bay hiện đại và an toàn nhất thế giới, được Hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ bình chọn là 1 trong 10 công trình kiến trúc của thiên niên kỷ.

Sân bay nhân tạo Kansai, Nhật Bản. Ảnh: Pinterest.

Theo thống kê, từ những năm 1990 đến nay, tổng nguồn vốn PPP toàn cầu đạt mức tăng trưởng ấn tượng từ 7 nghìn tỷ USD vào năm 1991 lên mức 91 nghìn tỉ USD vào năm 1997 và 158 nghìn tỷ USD vào năm 2012. Con số này sẽ tiếp tục tăng.

Với những thành công được ghi nhận, dự kiến thời gian tới, hợp tác công – tư vẫn tiếp tục là mô hình được nhiều quốc gia áp dụng. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia trong Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) tại phiên họp về Hợp tác Công Tư và Mạng lưới Tài chính Cơ sở hạ tầng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tháng 9 vừa qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 thì nguồn vốn tư nhân cần tăng thêm 4 lần, từ 63 tỷ đô la mỗi năm hiện nay lên 250 tỷ đô la.

Làm thế nào đón “sóng” PPP thành công?

Tại Việt Nam, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nay đến 2020 vào khoảng 50 tỷ USD, trong đó riêng cao tốc Bắc - Nam đã xấp xỉ 6 tỷ USD, một con số quá lớn, vượt xa khả năng của ngân sách.

Để phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công – tư như BOT, BT…các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tham khảo bài học quốc tế. Kinh nghiệm thành công của các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines cho thấy, trong giai đoạn đầu, Chính phủ cần có chiến lược tổng thể về khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các dự án bên cạnh hình thức ưu đãi đầu tư thông thường như thuế, đất đai.

Các quốc gia nêu trên đã thiết lập các cơ chế như: Quỹ bù đắp thiếu hụt tài chính (Quỹ VGF), quỹ dự phòng dành cho bảo lãnh chính phủ, áp dụng bảo lãnh doanh thu tối thiểu…

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang gấp rút hoàn thiện để đưa vào khai thác.

Luật hợp tác công – tư đưa ra những quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp, bao gồm cả sử dụng vốn nhà nước để tăng tính khả thi cho dự án, hấp dẫn nhà đầu tư, quy định các cơ chế, chính sách để bảo đảm rủi ro cho dự án, như: bảo lãnh doanh thu tối thiểu (hoặc bảo đảm lưu lượng); bảo đảm ngoại tệ (tỷ giá và lượng ngoại tệ cung ứng sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi); bảo đảm rủi ro về chính sách…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

Người dân Trung Quốc mua vàng như không có ngày mai, đẩy giá lập đỉnh

(VNF) - Vốn được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng đã tăng giá sau khi xung đột Nga – Ukraine và cuộc chiến ở Gaza nổ ra. Tuy nhiên, việc vàng leo lên mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce được cho là có tác động chính bởi thị trường Trung Quốc.

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

Rao bán khu nghỉ dưỡng 800 tỷ bỏ hoang tại Côn Đảo để siết nợ

(VNF) - Chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp Việt Nga ở Bến Đầm, huyện Côn Đảo đang nợ Agribank hơn 370 tỷ đồng. Agribank đưa ra giá khởi điểm dự kiến cho khoản nợ này tương đương giá trị cả gốc và lãi của khoản nợ tính đến ngày 26/4.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

Quảng Ngãi: Ông Đặng Văn Minh bị bãi miễn chức vụ Chủ tịch tỉnh

(VNF) - Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thảo luận và biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.