Bí ẩn giao dịch của cổ phiếu Masan

Hà Khánh - 18/10/2020 16:25 (GMT+7)

(VNF) - Tuy không còn tăng nóng như tuần đầu tháng 10, nhưng tuần qua cổ phiếu Masan (MSN-HOSE) vẫn khiến nhà đầu tư ngây ngất. Điều lý thú nhất trong những biến động ngoài sức tưởng tưởng của MSN là màn bí ẩn vẫn đang phủ bóng khiến đa số nhà đầu tư không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

VNF
Thanh khoản của MSN trong hai tuần qua là lớn chưa từng có.

Mặc dù phiên cuối tuần qua cổ phiếu MSN điều chỉnh giảm 1,4% trong sự “hả hê” của không ít nhà đầu tư lỡ nhịp đang tò mò quan sát biến động kỳ lạ của cổ phiếu này, thì tính chung hai tuần, những ai đu đúng sóng đã có lợi nhuận 47,87%.

Đây là hai tuần kỳ diệu chưa từng có của cổ phiếu này, dù trong quá khứ cũng vài lần giá bùng nổ ở mức độ gây sốc. Chẳng hạn thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4/2018 (lúc VN-Index đạt đỉnh lịch sử), giá MSN cũng có hai tuần tăng mạnh liên tiếp 23,37%. Kỷ lục đầu tháng 4/2011 MSN cũng có 2 tuần tăng liên tiếp 35,18% hay như hai tuần đầu tháng 9/2011 giá tăng 34%.

MSN bắt đầu đột biến từ ngày 5/10 và gây chú ý ngày 7/10 khi thanh khoản đột ngột lên cao nhất trong lịch sử. Không phải nhà đầu tư nào cũng kịp phản ứng để nhảy vào mua đúng nhịp, vì đa phần còn nghi ngờ quá cao. Thực vậy, chưa bao giờ MSN đạt thanh khoản cao như vậy mà duy trì liên tục như hai tuần qua. Nhịp T+3 đầu tiên đúng vào lúc giá MSN quay lại đỉnh cao nhất 2020 và những nhà đầu cơ ngắn hạn hài lòng và chốt lời. Tuy nhiên sau đó bất ngờ mới thật sự diễn ra khi cổ phiếu này tiếp tục tăng không ngừng nghỉ và đạt đỉnh cao nhất 13 tháng.

Dĩ nhiên cũng giống bất kỳ cổ phiếu phát sinh giao dịch bất thường nào gây chú ý, nhà đầu tư cũng bắt đầu tìm kiếm các thông tin khả dĩ lý giải hiện tượng MSN. Một số thông tin không chính thức bắt đầu được lan truyền, đầu tiên là trên các diễn đàn, các nhóm, nhưng sau đó được truyền thông chính thống nhắc đến như là một tin đồn. Đó là việc Masan có kế hoạch bán cổ phần tại MSR (đăng ký giao dịch trên UpCom) và VCM (sở hữu hệ thống siêu thị mua lại của Vingroup).

Một kết quả thường thấy trong việc tìm kiếm lý do để lý giải các biến động giá cổ phiếu là, diễn biến giá tăng sẽ có thông tin tích cực, ngược lại, diễn biến giá giảm sẽ thấy thông tin tiêu cực. Nói cách khác, nhà đầu tư muốn tìm thấy thông tin loại nào thì sẽ có thông tin loại đó xuất hiện. Dù sau đó vài tờ báo dẫn thông tin Masan phủ nhận kế hoạch bán cổ phần nói trên, giá MSN vẫn còn tăng tiếp hai phiên nữa và chỉ điều chỉnh vào cuối tuần qua.

Không còn thông tin nào để bấu víu, nghi ngờ còn lại là kết quả kinh doanh. Cho đến lúc này MSN vẫn chưa có báo cáo lợi nhuận chính thức, nhưng các nhà đầu tư vẫn cho rằng đâu đó các nhóm nhà đầu tư lớn có thể biết trước và thực hiện đánh lên đón thông tin chính thức. Lối giải thích phù hợp với nhận định hay hi vọng của chính mình là tâm lý thông thường. Ngay lập tức, muốn là có, xuất hiện các bài viết lý giải yếu tố cơ bản của Masan đang tốt như thế nào, từ những thay đổi gần đây tới tầm nhìn dài hạn, thậm chí lật ngược lại cả những phân tích “xấu xí” về việc mua lại chuỗi Vinmart năm ngoái.

Đối với các nhà đầu tư có kinh nghiệm thì các kiểu phân tích dài hạn này không có nhiều ý nghĩa để lý giải hiện tượng ngắn hạn. Đơn giản vì những triển vọng lạc quan đó được tung ra hôm nay hay 6 tháng trước hay 6 tháng tới đây cũng không khác gì nhau. Những kiểu thông tin như vậy chỉ giúp những ai đang tin được củng cố thêm về mặt tâm lý.

msn

Thanh khoản của MSN là điều đáng ngưỡng mộ nhất trong "game" này, chứ không phải giá. Biểu đồ tuần (weekly) thể hiện đột biến thanh khoản rất rõ.

Điều bí ẩn trong giao dịch ở MSN không phải là tại sao giá tăng hay tăng mạnh như vậy, mà là nguồn tiền khổng lồ được sử dụng trong giao dịch. Cổ phiếu đầu cơ thì được làm giá như cơm bữa trên thị trường, nhưng chưa có cổ phiếu nào được giao dịch quy mô lớn như MSN mà lại kéo dài liên tục. Riêng tuần qua, giá trị giao dịch của MSN tổng hợp 5 ngày lên tới trên 2.100 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với mức trung bình của tháng 9. Tuần đầu tháng 10 (từ 5-9/10), MSN cũng đã giao dịch tổng cộng gần 1.500 tỷ đồng.

Trong hoạt động đầu cơ thì dòng tiền là điều quyết định và thanh khoản hàng ngày càng lớn thì càng có nhiều nhà đầu cơ “khủng” tham gia. Dĩ nhiên cũng có vài trường hợp “ảo” như ROS ngày xưa, nhưng với một mã có lượng lưu hành trôi nổi lớn như MSN, nhiều tổ chức đầu tư nắm giữ, thì khả năng thao túng rất khó xảy ra. Vì vậy để đẩy giá lên như với MSN, cần một lượng tiền thực sự lớn và đó mới là yếu tố đáng quan tâm để có quyết định đầu cơ theo hay không.

Trên thực tế, khi càng có nhiều nhà đầu cơ tham gia một “game” nào đó, quy mô dòng tiền đầu cơ càng lớn thì thời gian để thoát ra càng dài, nghĩa là những người tham gia , dù là nhỏ lẻ, cũng không quá lo sợ về một kịch bản giảm sàn mất thanh khoản. Tuy nhiên cần nhìn nhận thẳng thắng rằng, cho đến khi bất kỳ thông tin bí ẩn nào đó đang được ém lại lộ ra, đây vẫn chỉ là một cuộc chơi đầu cơ thuần túy. Điều đó có nghĩa là phải đánh giá sức mạnh qua dòng tiền, chứ không phải thông tin và khi dòng tiền hết lực, đó là thời điểm để tháo chạy, bất kể tin tốt hay xấu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).