‘BĐS sắp tới rất tréo ngoe: Không có sản phẩm, không có giao dịch nhưng giá rất cao’

Lệ Chi - 27/10/2022 14:22 (GMT+7)

(VNF) - Đó là nhận định của ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), về thị trường bất động sản thời gian tới. Vị lãnh đạo nhìn nhận cuối năm nay đến hết năm 2023, thị trường chưa có tín hiệu gì tốt và phải đến 2024 mới có khả năng bình ổn lại được.

VNF
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property). Ảnh: TL

- Gần đây, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên cao khiến lãi suất cho vay tăng vọt. Mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân hiện dao động quanh mức 13-14%/năm và lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức 9-10%/năm. Ở góc độ là một doanh nghiệp bất động sản, theo ông, việc tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản và thị trường?

Ông Phạm Đức Toản: Để chống lạm phát, “bài thuốc” từ lâu nay là tăng lãi suất để hút tiền về, tạo khan hiếm dòng tiền. Khi lãi suất tăng cao cùng với việc siết tín dụng bất động sản sẽ khiến dòng tiền bị thu hẹp thì ngay lập tức thanh khoản giảm, giá giảm và sản phẩm mới ra thị trường cũng giảm.

Sản phẩm mới có hai tình trạng bị ảnh hưởng kép nên không ra được hàng. Thứ nhất là do siết chặt về thủ tục, quỹ đất, pháp lý dự án. Thứ hai, do thị trường xấu nên các nhà đầu tư cũng làm chậm lại tiến trình ra sản phẩm mới.

Thị trường bất động sản sắp tới có hiện tượng rất “tréo ngoe”’, không có sản phẩm, không có giao dịch nhưng giá lại rất cao.

Với sản phẩm khu trung tâm thì nay giống như một biện pháp chống lạm phát là người ta sẽ mua nhà, mua bất động sản ở vị trí trung tâm, có tính thanh khoản cao, khai thác được và không giảm giá.

Ở những vùng lõi trung tâm, đô thị lớn sẽ tăng giá bất động sản nhưng vùng đầu tư xa ở ngoại ô, ngoại tỉnh và bất động sản không khai thác được thậm chí có những dự án đang dở dang… thì việc giảm giá chắc chắn có. Bởi vì các nhà đầu tư có giai đoạn đầu tư theo phong trào, dùng đòn bẩy tài chính và đến thời điểm lãi suất cho vay tăng cao, sẽ ảnh hưởng ngay đến túi tiền của nhà đầu tư.

Giai đoạn này, thị trường chưa có nhiều dấu hiệu “cắt lỗ”, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ thể hiện rõ, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư phải “cắt lỗ” khi không chịu được áp lực.

- Nhiều nhà đầu tư đang tính đến phương án cân đối lại tỷ lệ vay. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động liệu có đáng lo ngại hay không?

Lạm phát tăng cộng thêm lãi suất cho vay của ngân hàng cao, trong khi tỷ lệ tăng giá của bất động sản so với tỷ lệ trả lãi vay sẽ không ăn thua. Chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư nên tính toán phương án “liệu cơm, gắp mắm” để lượng sức của mình. Nếu trường hợp chịu đựng được thì theo, nếu không thì xác định “thoát” và nên thoát càng sớm càng tốt còn hơn cuối cùng không còn gì cả.

- Với doanh nghiệp, theo ông, khó khăn phải đối mặt hiện nay là gì?

Theo tôi, khó khăn của doanh nghiệp là dòng tiền. Như đã nói ở trên, tín dụng thắt chặt, trái phiếu không phát hành được, muốn tạo dòng tiền bằng cách bán sản phẩm nhưng không bán được thì tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp về dòng tiền giai đoạn này. Những doanh nghiệp không trụ được sẽ rất khó khăn, thậm chí sẽ có sự đổ vỡ lớn nếu như doanh nghiệp không có chiến lược mới và không liệu được sức khỏe tài chính của mình.

- Khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp và nhà đầu tư, vậy đến thời điểm nào thị trường bất động sản mới bình ổn lại được, thưa ông?

Với tình hình thị trường như hiện nay, nếu nhanh phải hết năm 2023 mới có khả năng tính toán được nhịp mới. Nhìn chung, cuối năm nay và sang năm 2023 gần như chưa có tín hiệu gì tốt cho thị trường khi mà kinh tế thế giới đang hỗn loạn, lạm phát tăng mạnh…

Hiện tại điểm sáng nhất ở Việt Nam là xuất khẩu của FDI, đây là kênh tăng trưởng tốt, tuy nhiên bản chất lại giống năm 2012 là năm kỷ lục về xuất khẩu nhưng là năm “đen tối” của nền kinh tế.

Bởi vì xuất khẩu FDI gần như không mang lại thặng dư nhiều cho nền kinh tế mà đa phần cho các nhà đầu tư nước ngoài là chính. Do đó, để ổn định được cả về kinh tế vĩ mô và lạm phát được điều chỉnh thì phải hết năm 2022, còn với thị trường bất động sản phải sang năm 2024 mới có khả năng bình ổn lại được.

- Khi thị trường bình ổn, ông đánh giá phân khúc nào có “cửa sáng” đầu tiên?

Khi thị trường bình ổn, phân khúc bất động sản ở được, khai thác được như chung cư sẽ bình ổn đầu tiên. Sau một thời gian dài không có nguồn cung thì ngay lập tức lực cầu sẽ bị nén. Diễn biến này lặp lại năm 2014, sau giai đoạn đóng băng không có nguồn cung cho thị trường thì năm 2014, tất cả các sản phẩm chung cư Hà Nội đều bán rất tốt và rất nhanh.

Thực tế hiện nay, việc cấp phép dự án mới tương đối khó nên phải chấp nhận mua ở những khu vực vùng ven, vì nguồn cung của những dự án ven đô, dự án tại các đô thị lại lớn, còn ở trung tâm không có giá rẻ do nguồn cung khan hiếm.

- Còn phân khúc đất nền thì sao?

Với phân khúc đất nền, trong trung hạn sẽ là kênh khó khăn, đặc biệt những đất nền có hơi hướng sinh thái du lịch ở những vùng xa trung tâm. Đơn cử như Đồng Nai, Bình Thuận, Vũng Tàu… nếu khai thác bất động sản du lịch cũng sẽ khó khăn. Bởi vì việc đầu tư vào những khu vực đó cần chủ đầu tư có nội lực mạnh và quản trị tốt.

Ngoài ra, trong thời gian ngắn tới, tình hình thị trường trái phiếu của nhiều doanh nghiệp đến hạn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản. Giai đoạn trước, phát hành quá dễ dàng, thậm chí không quản lý được các đơn vị phát hành trái phiếu sử dụng nguồn tiền với mục đích gì.

Đến thời điểm hiện tại thì tín dụng thắt chặt, không phát hành trái phiếu mới được, bất động sản không bán được sẽ khiến doanh nghiệp đứt dòng tiền, điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp phát hành.

Nếu như trong trường hợp thị trường trái phiếu xấu lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường bất động sản, thậm chí ảnh hưởng sâu hơn nữa, đừng nói đến năm 2023 thậm chí phải đến năm 2025 rồi hãy tính.

- Nhiều người bày tỏ lo ngại thị trường bất động sản sẽ lặp lại chu kỳ như 10 năm trước. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, ông có bình luận gì?

Giai đoạn này kinh tế không bị ảnh hưởng một cách bị động như những năm trước mà đa phần do Chính phủ chủ động. Tuy nhiên, chỉ có một vấn đề lo ngại nhất là trái phiếu của các doanh nghiệp. Về cơ bản, trong trường hợp không có gì thay đổi thì chắc chắn đợt khủng hoảng, suy thoái lần này sẽ ngắn hơn và có sự kiểm soát hơn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

(VNF) - Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa được Apple công bố, doanh số bán iPhone đã giảm ở hầu hết các thị trường trên toàn cầu.

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

(VNF) - Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán dần dâng lên khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định hơn, chỉ số và thanh khoản đều đi lên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.