Bancassurance vẫn là 'gà đẻ trứng vàng'

Gia Linh - 09/05/2023 15:43 (GMT+7)

Sau liên tiếp những lùm xùm, những tưởng kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) sẽ không còn “đất sống”, nhưng với nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm, đây vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” nên tiếp tục được đẩy mạnh triển khai, bất chấp việc bị quản lý chặt hơn.

VNF

Không thể bỏ bancassurance

Trao đổi với báo giới xung quanh vụ việc có hàng trăm đơn tố giác của khách hàng liên quan đến sản phẩm “Tâm an đầu tư” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên kết với Manulife Việt Nam, đại diện nhà bảo hiểm này cho biết, chưa bao giờ nhận được nhiều đơn thư khiếu nại như thế và hầu hết khiếu nại tăng lên sau khi SCB xảy ra sự kiện liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp hồi đầu tháng 10 năm ngoái.

Theo Manulife Việt Nam, tình huống xảy ra với SCB là một trong những yếu tố dẫn đến sự tăng lên của số lượng đơn thư khiếu nại. Đó là lý do Manulife Việt Nam đưa ra quyết định chưa từng có để giải quyết lùm xùm liên quan đến đối tác bán bảo hiểm này, đó là xem xét hoàn trả phí và có một số giải pháp đối với các khách hàng có khiếu nại việc mua sản phẩm trên qua SCB.

Trả lời câu hỏi sau liên tiếp những cuộc khủng hoảng truyền thông liên quan tới bancassurance vừa qua, liệu kênh này có còn được tiếp tục đầu tư phát triển, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nói rằng, cả công ty bảo hiểm lẫn ngân hàng đều không thể bỏ bancassurance bởi đây vẫn là kênh bán bảo hiểm mang lại lợi ích và giá trị cho các bên, cho dù việc bán bảo hiểm qua kênh này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn sau những lùm xùm.

Thực tế, câu hỏi trên cũng được đưa ra tại đại hội cổ đông thường niên năm nay của nhiều ngân hàng. Đơn cử, tại đại hội cổ đông của Sacombank, trước nhiều vụ việc liên quan tới bán bảo hiểm qua ngân hàng thời gian qua, một cổ đông đã thẳng thắn bày tỏ với lãnh đạo Sacombank nên xem xét lại phần bán hợp đồng bảo hiểm, có nên duy trì mảng này không vì bị “mang tiếng” nhiều.

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, việc các ngân hàng triển khai bán bảo hiểm liên kết để tăng thu dịch vụ, tạo thêm là xu hướng phổ biến hiện nay. Về phía Sacombank, Ngân hàng không có chủ trương cũng không có chỉ đạo bắt buộc khách hàng khi vay vốn sẽ phải mua bảo hiểm, tất cả đều dựa trên tinh thần tư vấn một cách chuyên nghiệp, rõ ràng giữa quyền lợi và chi phí mà khách hàng phải chi ra khi tham gia hợp đồng bảo hiểm đầu tư hay bảo hiểm nhân thọ.

Hay tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), ngân hàng xác định tăng cường phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua kênh hợp tác đối tác chiến lược như là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp gia tăng thu nhập từ phí.

Đại diện ABBank cho biết, với nhiều sự thay đổi thời gian qua, ngân hàng đã xây dựng những công cụ mới về dữ liệu khách hàng, từ đó tập trung đưa sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng thực sự có nhu cầu. Được biết, ABBank đưa ra mục tiêu tỷ lệ thu phí dịch vụ và bảo lãnh trên tổng thu nhập năm 2023 đạt 18,36%, tăng 3,3 lần so với mức thực hiện của năm 2022.

Trả lời về mối quan hệ hợp tác với Manulife Việt Nam sau những “lùm xùm” vừa qua, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, mô hình phân phối bảo hiểm của Techcombank khác biệt so với các ngân hàng khác, hướng tới nhu cầu của từng khách hàng, chú trọng vào khâu tư vấn để khách hàng phân biệt rõ sản phẩm bảo hiểm và tiết kiệm..., đồng thời nhấn mạnh rằng, ngân hàng này vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác với Manulife Việt Nam trong thời gian tới.

Với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), theo số liệu chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2023, cuối năm 2022, ngân hàng này đứng thứ 9/25 trên thị trường về bán chéo bảo hiểm. Hoa hồng đạt được từ mảng nhân thọ là 418 tỷ đồng và phi nhân thọ là 416 tỷ đồng, qua đó đóng góp 26% vào phí hoạt động bán lẻ. Trong năm nay, VietinBank đặt mục tiêu doanh thu từ phí đạt 4.080 tỷ đồng, tăng 30% so với thực hiện năm 2022, trong đó phí từ bán chéo bảo hiểm là 809 tỷ đồng, riêng sản phẩm nhân thọ của Manulife Việt Nam tăng trưởng 51%.

Theo lãnh đạo VietinBank, bancassurance là một sản phẩm tài chính phục vụ khách hàng đặt yêu cầu rất cao về chuẩn mực nghiệp vụ và quy trình đào tạo tư vấn viên, đồng thời thông qua bộ máy kiểm soát nội bộ để kiểm soát, đánh giá các tư vấn viên có thực hiện đúng các chuẩn mức đạo đức hay không.

“Từ năm 2022 tới nay, Ngân hàng chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào từ khách hàng, cơ quan báo chí hay cơ quan quản lý về lĩnh vực này”, đại diện VietinBank cho hay.

Số liệu do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) công bố mới đây cho biết, trong năm 2022, có gần một triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua kênh ngân hàng với doanh thu phí khai thác mới đạt hơn 23.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng phí khai thác mới toàn thị trường nhân thọ.

Chấn chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hơn

Trong năm 2022, có gần một triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua kênh ngân hàng với doanh thu phí khai thác mới đạt hơn 23.000 tỷ đồng, chiếm 46% tổng phí khai thác mới toàn thị trường nhân thọ.

Sau các khiếu nại, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng có thể chững lại. Chất lượng tư vấn bán bảo hiểm qua kênh này cũng sẽ được kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn khi mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về tình hình triển khai cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ thời gian qua.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cùng các văn bản có liên quan khác; nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm, giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, bảo đảm minh bạch thông tin với khách hàng; nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với thực tiễn, triệt để khắc phục những bất cập trong triển khai bảo hiểm nhân thọ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm…

Trước đó, trong dự thảo Thông tư quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Bộ Tài chính đề xuất, toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng phải được ghi âm và lưu lại trong tối thiểu 5 năm. Đồng thời, với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên ngân hàng trước khi phát hành hợp đồng, phải xác nhận việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là tự nguyện.

Dự thảo cũng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm của các nhân viên ngân hàng, phối hợp với ngân hàng để rà soát, xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tư vấn của nhân viên ngân hàng và xử lý sai phạm nếu có.

Được biết, ngay sau khi các vụ khiếu nại về chất lượng tư vấn bảo hiểm diễn ra, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện ngay việc tái tư vấn cũng như kiểm tra, rà soát lại quy trình tư vấn, cấp đơn bảo hiểm…, đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ việc ghi âm, ghi hình quá trình tư vấn cho khách hàng theo quy định mới.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam

Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam

(VNF) - Chỉ vài năm trước, thị trường bất động sản thương mại châu Á chủ yếu được thúc đẩy bởi Hong Kong và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi ngành bất động sản Trung Quốc trở nên kém tích cực, những cơ hội mới đang đến với các quốc gia châu Á khác.

'Đo' năng lực Công ty Phúc Hưng: Liên tục trúng thầu chục tỷ, lãi nhỏ vài chục triệu

'Đo' năng lực Công ty Phúc Hưng: Liên tục trúng thầu chục tỷ, lãi nhỏ vài chục triệu

(VNF) - Công ty Phúc Hưng thời gian gần đây đã trúng nhiều gói thầu tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên lên tới hàng chục tỷ đồng.

Giá xăng giảm sâu nhất từ đầu năm, hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng giảm sâu nhất từ đầu năm, hơn 1.000 đồng/lít

(VNF) - Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

(VNF) - Cơ quan hải quan Trung Quốc ngày 9/5 công bố dữ liệu cho thấy nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã tăng trong tháng trước, mặc dù xuất khẩu sang cả ba nước này đều giảm.

Giá trị thực mua - bán bất động sản: Nhiều cách 'lách' luật, Bộ Tài chính kêu khó xác minh

Giá trị thực mua - bán bất động sản: Nhiều cách 'lách' luật, Bộ Tài chính kêu khó xác minh

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, rất khó để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản đặc biệt là cơ quan thuế hiện nay chưa có chức năng điều tra.

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

(VNF) - Theo kiến nghị của một số bộ ngành, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về thuế, đơn cử như cắt, giảm thuế thu nhập cá nhân để thu hút thêm nhân lực chất lượng cao. Tuy vậy, theo TS Ngô Công Thành, ưu đãi về thuế chỉ là “một phần của chính sách thu hút nhân tài”.

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Sáng thứ Sáu ngày 10/5, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ tổ chức tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số tại văn phòng tòa soạn: tầng 2, tòa nhà N02-T3, khu đô thị Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

(VNF) - Sau nhiều tranh cãi, các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã thống nhất việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong toả của Nga để trang bị vũ khí và hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

(VNF) - Philippines là bước tiến mới của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

(VNF) - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã cấp 56.200 chứng chỉ IELTS vào năm 2022 sai quy định.