Bán vốn cho nước ngoài: Ngân hàng khởi động chu kỳ mới

Mai Hạnh - 10/04/2024 03:48 (GMT+7)

(VNF) - Ngay từ đầu năm, hoạt động chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài đã được nhiều ngân hàng đẩy mạnh. Một số ngân hàng cho biết sẽ hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài ngay trong năm nay.

VNF
Ảnh minh hoạ

Mở cửa hút vốn ngoại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đưa nội dung phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài vào kế hoạch đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.

Theo đó, Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu cho đối tác Mizuho Bank (46,1 triệu cổ phiếu) và các nhà đầu tư khác (261,4 triệu cổ phiếu). Kế hoạch này từng được Vietcombank đề cập từ năm 2022 nhưng chưa được triển khai trong năm 2023 do điều kiện chưa thuận lợi.

Theo nguồn tin của Bloomberg, Vietcombank có thể tiếp cận được các nhà đầu tư nước ngoài lớn và đợt chào bán vốn sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2024 và dự kiến thu về khoảng 1 tỷ USD.

Trước đó, tháng 1/2019, Vietcombank đã phát hành riêng lẻ hơn 94,4 triệu cổ phần (tương ứng 2,55% vốn) cho Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore GIC Private Limited và hơn 16,6 triệu cổ phần (tương ứng 0,4% vốn) cho Ngân hàng Mizuho Bank (Nhật Bản), thu về tổng cộng khoảng 6.200 tỷ đồng, tương đương mức giá 55.800 đồng/cổ phiếu VCB.

Tại ĐHĐCĐ bất thường mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua việc lùi thời gian thực hiện phương án tăng vốn sang năm 2024.

Theo phương án tăng vốn năm 2023, BIDV dự kiến chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022. BIDV từ lâu đã có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng đến nay chưa thực hiện thành công.

Tháng 11/2019, Ngân hàng KEB Hana Bank (Hàn Quốc) đã chi ra khoảng 20.300 tỷ đồng để sở hữu 603,3 triệu cổ phần tương ứng 15% vốn của BIDV, tương đương mức giá khoảng 33.650 đồng/cổ phiếu BID.

Cuộc đua huy động vốn ngoại cũng nóng lên ở khối ngân hàng tư nhân với một số các thương vụ bán vốn cho nước ngoài được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2024.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian chào bán cụ thể sẽ được quyết định sau khi được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trong khi đó, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển từng thông tin sẽ hoàn tất việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, SHB đã thông qua việc tiếp tục tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Hồi tháng 7/2023, Reuters dẫn nguồn tin cho biết, SHB đang trong quá trình đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này, với định giá ngân hàng có thể đạt mức 2 - 2,2 tỷ USD.

Cũng vào tháng 7/2023, HĐQT SeABank đã thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm tối đa 94,6 triệu cổ phiếu, tương đương 4,6366% lượng cổ phiếu đang lưu hành cho 1 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, dự kiến là quỹ Norfund (Quỹ đầu tư Na Uy cho các nước đang phát triển). Thương vụ này có khả năng đem về cho SeABank tối thiểu 1.217 tỷ đồng và tối đa là 3.503 tỷ đồng.

Chia sẻ tại cuộc gặp với các nhà đầu tư mới đây, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Ban quan hệ đầu tư của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) cho biết ngân hàng này đã có sẵn sự chuẩn bị cần thiết cho đối tác chiến lược, để dành khoảng 10% room ngoại cho việc phát hành tăng vốn. HDBank có kế hoạch phát hành 12,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi quốc tế vào năm 2024.

Còn CEO Jens Lottner của Techcombank cho biết nhà băng này có thể “mở cửa” chào đón thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tìm kiếm đối tác chiến lược dài hạn. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm khoảng 22% cổ phần của Techcombank. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu thêm 8% nữa.

VCSC kỳ vọng các hoạt động huy động vốn sẽ mạnh hơn từ nửa cuối năm 2024. Trong đó, Vietcombank, BIDV và LPBank được kỳ vọng sẽ huy động vốn mới thông qua phát hành riêng lẻ với tổng giá trị ước tính là 64,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.

Sự hấp dẫn của ngân hàng Việt

Được ví là cổ phiếu “vua” nên nhóm ngân hàng không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất tích cực mua và nắm giữ mỗi khi có cơ hội. Hiện lãi suất trên toàn cầu có dấu hiệu đạt đỉnh và kỳ vọng giảm dần. Đây được coi là tiền đề để dòng vốn ngoại quay trở lại các thị trường cận biên và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, quyết định trở thành nhà đầu tư chiến lược cho thấy niềm tin rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng của ngân hàng Việt. Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho biết, mức độ quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến ngân hàng trong nước là rất lớn.

Các chuyên gia cũng dự báo, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Các ngân hàng đã thực hiện nhiều đợt tăng vốn điều lệ nhưng nguồn huy động vốn trong nước không đủ dồi dào do thị trường chứng khoán không thuận lợi trong 2 năm qua. Áp lực tăng vốn chủ sở hữu đòi hỏi các ngân hàng phải tìm nguồn huy động khác.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng đòn bẩy cao và chịu áp lực huy động vốn. Do vậy, ngân hàng muốn tăng cường nguồn vốn để chống chịu. Việc này rất quan trọng đối với sự bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam.

Thực tế, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện nhưng nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang mỏng vốn, hệ số an toàn vốn (CAR) thấp hơn nhiều so với khu vực. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn ngoại sẽ là nguồn lực quý giá cho các ngân hàng, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (mua cổ phần) lẫn vốn vay.

Trong khi các ngân hàng quốc doanh có nguồn tiền gửi và vay ngoại tệ lớn nhờ quy mô và sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là các định chế tài chính hàng đầu Nhật Bản, Hàn Quốc thì nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân như Techcombank, VPBank, VIB… cũng tỏ ra rất năng động trong huy động nguồn vốn vay ngoại tệ từ các định chế tài chính quốc tế.

Việc bán vốn cho cổ đông ngoại trở nên tiềm năng khi Ngân hàng Nhà nước có tờ trình Chính phủ về việc nâng tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc từ 30% lên 49%.

Ông Dominic Scriven, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Dragon Capital, nhìn nhận rào cản lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia ngân hàng Việt vẫn là việc hạn chế room cho nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng. Trong khi đó, không phải ngân hàng nào cũng còn nguyên room, do đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, nên cần xem xét nới room.

Và khi được tăng room, ngân hàng sẽ có điều kiện dễ dàng huy động vốn nước ngoài, giúp cải thiện bộ đệm an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro hoạt động, cũng như tăng cường chỉ tiêu an toàn vốn.

Ông Phạm Thiên Quang, Giám đốc Khối quản lý tài sản VNDirect, nhận định lợi ích chiến lược của việc bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp cung cấp nguồn vốn mà còn mang đến kinh nghiệm quản trị, điều hành, giúp ngân hàng Việt tiếp cận thị trường, chuẩn mực quốc tế và khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2024 là Công ty cổ phần Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (địa chỉ thôn Thanh Cù, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn) nợ trên 1.150 tỷ đồng. Đứng đầu trong các DN nợ thuế của tỉnh Hòa Bình

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Nhà đầu tư dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Công viên tâm linh Tâm Điền - Tây Yên Tử.

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê là lý do giúp hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón.

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.