Ba yếu tố khiến giá bất động sản toàn cầu vẫn tiếp tục tăng bất chấp đại dịch

Hà Thu - 05/10/2020 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo The Economist, “chính sách tiền tệ”, “các biện pháp tài khóa” và “mong muốn có một nơi ở tốt hơn” là 3 yếu tố khiến giá nhà đất trên thế giới không những không có dấu hiệu giảm mà còn “leo thang” bất chấp đại dịch Covid-19.

Cách đây một thập kỷ, một cuộc đại suy thoái đã diễn ra với giá nhà giảm trung bình 10%, làm “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD. Mặc dù thị trường nhà đất không phải là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng, nhưng nhà đầu tư vẫn chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất bởi Covid-19 đang đẩy nền kinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái sâu nhất, kể từ những năm 1930.

Thế nhưng lo ngại này đã không xảy ra trong kịch bản đại dịch của năm 2020. Giá nhà đất trong quý II/2020 đang theo trên chiều hướng tăng ở hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình và cao.

Ở những quốc gia giàu có thuộc khối G7, giá bất động sản tại đây đã tăng với tốc độ hàng năm là 5% (xem biểu đồ 1). Giá cổ phiếu của các nhà đầu tư và nhà kinh doanh bất động sản đã giảm một phần tư trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng hiện tại, phần lớn đã phục hồi.

Biểu đồ giá bất động sản tại các nước thuộc khối G7 từ năm 2006 tới nay.

Các nghiên cứu cho thấy lãi suất thực giảm và giá nhà có mối liên hệ chặt chẽ. Một số người vay có thể đủ khả năng vay các khoản thế chấp cao hơn; những người khác thấy dễ dàng hơn trong việc quản lý các khoản vay hiện có của họ. Chủ nhà sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho tài sản bởi lợi tức của các tài sản khác đã giảm xuống. Ở cả Mỹ và Anh, việc cho vay thế chấp đang ở mức cao nhất sau khủng hoảng tài chính.

Yếu tố thứ 2 - chính sách tài khóa góp một phần quan trọng để giải thích lý do giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng bất chấp đại dịch. Trong một cuộc suy thoái thông thường, khi mọi người mất việc làm, thu nhập giảm, các vụ tịch biên sẽ kéo giá nhà xuống - không chỉ bằng cách làm tăng thêm nguồn cung trên thị trường, mà còn bằng cách để lại cho các chủ nhà cũ với lịch sử tín dụng “xấu” khiến họ khó có thể tiếp tục mở khoản vay khác.

Nhưng lần này, Chính phủ ở các nước phát triển đã bảo toàn thu nhập cho các hộ gia đình. Các khoản tài trợ thông qua trợ cấp lương, các chế độ phúc lợi nới rộng lên tới 5% GDP. Trong quý II/2020, thu nhập của các hộ gia đình trong nhóm G7 của các nền kinh tế lớn tăng khoảng 100 tỷ USD, cao hơn trước khi đại dịch xảy ra.

Không những vậy, các quốc gia phát triển đưa ra nhiều biện pháp linh hoạt để hỗ trợ trực tiếp cho thị trường nhà ở. Tại Tây Ban Nha, chính phủ đã cho phép người vay tạm ngừng trả nợ thế chấp. Các cơ quan quản lý của Nhật Bản đã yêu cầu các ngân hàng hoãn trả nợ gốc cho các khoản thế chấp. Hà Lan tạm thời cấm tịch thu tài sản. Tại Anh, trong quý II, số lượng tài sản thế chấp do chủ sở hữu sở hữu bị thu hồi thấp hơn 93% so với cùng kỳ năm 2019.

Yếu tố thứ ba liên quan tới việc thay đổi sở thích của người tiêu dùng. Vào năm 2019, các hộ gia đình ở quốc gia trung bình (OECD) đã dành 19% tổng chi tiêu cho chi phí nhà ở. Với 1/5 nhân viên văn phòng phải làm việc tại nhà do giãn cách xã hội, người dân bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho việc nâng cấp thiết bị gia dụng để có một nơi ở tiện nghi hơn.

Biểu đồ giá bất động sản của 3 khu vực: thành phố, ngoại ô và nông thôn tại Mỹ từ tháng 1/2020 tới nay.

Mọi người dường như cũng đang tìm kiếm không gian rộng hơn. Mặc dù thị trường nhà ở New York và San Francisco có vẻ yếu, nhưng có rất ít bằng chứng để chứng minh cho việc mọi người đang rời bỏ các thành phố để đến vùng ngoại ô, đặc biệt là ở Mỹ.

Theo dữ liệu từ Zillow -  nền tảng bất động sản trực tuyến cho biết, giá bất động sản ở thành thị và ngoại ô đang tăng với tốc độ gần giống nhau. Tuy nhiên, giá ở nông thôn tăng trưởng chậm hơn (xem biểu đồ 2). Có vẻ như nhiều người đang tìm kiếm những ngôi nhà lớn hơn gần nơi họ đã sống. Ở Anh, giá nhà biệt lập đang tăng với tốc độ hàng năm là 4%, so với 0,9% đối với căn hộ. Thêm vào đó, thị trường nhà có sân vườn có phần sôi động hơn so với nhà không có vườn.

Theo The Economist
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.