Áp thuế TTĐB: Doanh nghiệp game Việt lo mất khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà

Ngọc Lưu - 05/07/2023 14:47 (GMT+7)

(VNF) - Các doanh nghiệp game Việt Nam bày tỏ lo ngại sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà và thị phần sẽ thuộc về các sản phẩm lậu nếu ngành game bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

VNF
Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến của VNGGames.

Tại hội thảo góp ý đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) do VCCI tổ chức ngày 5/7, ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến của VNGGames, cho biết trên thế giới, ngành game là trụ cột trong ngành nội dung số và kinh tế số.

Theo ước tính từ Newzoo, tổng doanh thu ngành game năm 2022 đạt 184 tỷ USD và dự kiến năm 2023 sẽ đạt 194 tỷ USD. Cũng theo báo cáo này, năm 2022, toàn cầu có khoảng 3,2 tỷ người chơi game.

"Bản chất của trò chơi điện tử trực tuyến nói chung là sáng tạo nội dung trên môi trường Internet để phục vụ cho nhu cầu giải trí của mọi người trong xã hội và vì thế nên được đối xử bình đẳng như những phần khác của ngành công nghiệp giải trí, giống như phim ảnh, ca nhạc...", ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Tây Ba Nha và nhiều nước khác, trò chơi trực tuyến không chỉ được thừa nhận như là một ngành kinh tế quan trọng, mà còn được xác định là mũi nhọn để xuất khẩu văn hoá ra thế giới. Vì vậy, những quốc gia này có rất nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến.

Hiện nay, ông Thắng cho rằng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ các công ty nước ngoài. Trên thực tế, tại Việt Nam, kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến là 1 ngành kinh doanh có điều kiện.

Tất cả các game muốn kinh doanh đều phải được thẩm định nội dung bởi cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành. Bên cạnh việc phải đảm bảo các yêu cầu về yếu tố nội dung, trò chơi trực tuyến khi đưa ra thị trường luôn có sự phân loại độ tuổi rất rõ ràng và khuyến cáo người dùng trước khi sử dụng.

Hầu hết những nội dung không lành mạnh, lệch chuẩn đều đến từ các game được phát hành trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Những game này không bị quản lý bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành, đồng thời cũng không đóng bất cứ khoản thuế nào cho Nhà nước Việt Nam.

Ông Thắng cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chỉ còn khoảng 15% số doanh nghiệp game Việt Nam đã đăng ký còn hoạt động, 85% đã ngừng hoặc chuyển hoạt động ra nước ngoài để được hưởng các cơ chế ưu đãi toàn diện từ thủ tục, hạ tầng cho đến thuế suất.

Do đó, ông Thắng cho rằng nếu chồng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà. Thị phần sẽ thuộc về các sản phẩm lậu, không phép và dẫn đến công tác quản lý về nội dung, văn hoá, tài chính,… sẽ trở nên rất nặng nề.

“Nếu để ngành công nghiệp game ở Việt Nam suy yếu, thậm chí sụp đổ thì đó là điều rất đáng tiếc. Không chỉ vì đây là ngành mà Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng mà còn đi ngược lại chủ trương về phát triển về công nghiệp số, kinh tế số của Đảng, Chính phủ, nhiều bộ ngành đã và đang nỗ lực trong thời gian qua”, ông Thắng nhìn nhận.

Cùng chung quan điểm với ông Thắng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, đại diện liên minh các nhà sản xuất và phát hành game Việt Nam, cũng cho rằng nhiều quốc gia phát triển xem nó như một trụ cột trong quá trình phát triển kinh tế số.

Hoạt động của ngành game sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các sản phẩm bổ trợ khác, có thể chia làm các loại: nhân lực ngành công nghệ thông tin; sáng tạo nội dung (nhân lực ngành sáng tạo, thiết kế, quảng cáo); thiết bị phần cứng (PC, Mobile, Chip xử lý); truy cập internet (mạng viễn thông).

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, cho rằng Việt Nam dù có nhiều tiềm năng để phát triển ngành game, tuy nhiên phải đối mặt với nhiều định kiến, chưa thực sự được khuyến khích phát triển. Vì vậy doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn và có tốc độ phát triển còn hạn chế.

Trước thực trạng này, đại diện liên minh các nhà sản xuất và phát hành game Việt Nam cho rằng thị trường game ở Việt Nam tuy đang phát triển, nhưng doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, và cạnh tranh với cả chính sách hỗ trợ của các quốc gia trong khu vực. Do đó, liên minh này đề xuất không đưa ngành game vào danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đắk Lắk chuyển 25ha đất rừng làm cao tốc 22.000 tỷ đồng

Đắk Lắk chuyển 25ha đất rừng làm cao tốc 22.000 tỷ đồng

(VNF) - UBND huyện Ea Kar đã có quyết định về việc thu hồi đất rừng để đầu tư xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 tại xã Cư Bông và xã Cư Elang.

Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2

Căn hộ D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh giá cao nhất 219 triệu/m2

(VNF) - Sau khi đổi tên dự án D’.Palais de Louis thành Hanoi Signature, chủ đầu tư mới là Ramond Holdings đã công bố giá bán căn hộ thấp nhất 97 triệu đồng/m2, cao nhất 219 triệu đồng/m2.

Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

(VNF) - Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án thuỷ điện Sông Liên 2 được điều chỉnh từ năm 2019 - 2025, thay cho trước đó là từ năm 2019 - 2021

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

(VNF) - Mặc dù năm 2023 là một năm “sóng gió” đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm những tích cực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn.

Cận cảnh siêu dự án Cocobay Đà Nẵng 11.000 tỷ đồng sắp 'hồi sinh'

Cận cảnh siêu dự án Cocobay Đà Nẵng 11.000 tỷ đồng sắp 'hồi sinh'

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng phát đi thông báo cho biết công ty đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án The Empire vào quý 2 năm 2024 sau thời gian dài siêu dự án này 'đắp chiếu'.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.

Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

(VNF) - Hiện, có 1 nhà đầu tư đạt yêu cầu thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở dân cư mới 319 trên xã Tân Lập, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

(VNF) - Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc bên bờ vịnh Bái Tử Long, được ví như “viên kim cương” của bất động sản thương cảng Vân Đồn trên hành trình tìm lại lại ánh hào quang rực rỡ năm xưa.

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

(VNF) - Khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bùng nổ, một vấn đề khác cũng đang gia tăng ở quốc gia này: Lừa đảo đầu tư.

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

(VNF) - Dù tài sản đảm bảo là cổ phiếu, dự án hình thành trong tương lai hay bất động sản, thì các trái chủ vẫn phải đối mặt với rủi ro thua lỗ. Chính vì thế, bảo đảm bằng tài sản chưa phải yếu tố tiên quyết khi đầu tư và không bảo đảm.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.