Áp lực giá tiêu dùng đang ngược chiều thu nhập các gia đình

Bích Thủy - 03/06/2020 14:22 (GMT+7)

(VNF) - Nếu chỉ nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,39%, vẫn ở mức cao nhất trong 3 năm gần đây, thì chưa thấy được áp lực kinh tế đang đè nặng lên các gia đình thế nào, nhất là trong bối cảnh lương, thưởng, các nguồn thu khác đều bị cắt giảm vì Covid-19.

VNF
Áp lực giá tiêu dùng với người dân

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân vẫn ở mức cao nhất

Theo Tổng cục Thống kê, dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, đồng thời giảm 1,24% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 - nhưng nhìn kỹ hơn thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 3 năm gần đây (tăng 4,39%). Điều này đặt ra yêu cầu theo dõi sát sao thị trường để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất (2,21%) do ảnh hưởng của giá xăng, dầu. Bên cạnh đó, nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng của các hãng xe ô tô đưa ra nhằm giảm lượng hàng tồn kho làm giá ô tô giảm 0,25%.

Nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều giảm 0,02%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,01% chủ yếu do các cửa hàng thời trang đã áp dụng nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ảnh minh họa

Đáng chú ý, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là nhóm mặt hàng người dân đang phải dùng thường xuyên hơn. Đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,25% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng cao (giá nước khoáng tăng 0,12%, giá nước giải khát có ga tăng 0,05%, giá nước quả ép tăng 0,3%, giá nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,35%). Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,25%, chủ yếu do giá gas tăng 12,08%...

Giá tăng dù í nhưng trong bối cảnh hàng triệu người dân bị giảm lương, bị mất việc, bị giảm các nguồn thu nhập do ảnh hưởng từ Covid-19, lại làm tăng gánh nặng thu chi cho các gia đình.

Người thu nhập thấp càng khó hơn

Theo Vụ Thống kê dân số và lao động thuộc Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra của hơn 132.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương, tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (hơn 1,2 triệu lao động), bán buôn, bán lẻ (hơn 1,1 triệu lao động) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (gần 740.000 lao động).

Số liệu này chỉ tính lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

Lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong các doanh nghiệp và hợp tác xã chủ yếu là lao động bị tạm nghỉ việc (chiếm gần 59%), bị giãn việc hoặc nghỉ luân phiên (chiếm gần 28%) và lao động bị mất việc (chiếm gần 13%). Trong đó, lao động tạm nghỉ việc trong ngành vận tải kho bãi và ngành giáo dục và đào tạo chiếm cao nhất (trên 70% tổng số lao động tại mỗi ngành). Ngược lại, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cao nhất (chiếm gần 20% tại mỗi ngành). 

Có khoảng 85% doanh nghiệp được điều tra cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Doanh nghiệp quy mô lớn và vừa chịu tổn thương nhiều hơn. Để xử lý khó khăn, gần 67% doanh nghiệp đã thực hiện ít nhất một trong 4 giải pháp là cắt giảm lao động; cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên; cho lao động nghỉ việc không lương, giảm lương người lao động.

Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vì doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đều tham gia vào hoạt động xuất-nhập khẩu, trong khi các nước là đối tác xuất-nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 khiến doanh nghiệp vừa và lớn của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo.

Bên cạnh đó, những ràng buộc trong điều kiện được hỗ trợ khiến một bộ phận không nhỏ những người có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, lại không thể với tới gói hỗ trợ. Đơn giản như quy định về hỗ trợ người lao động tự do không có giao kết hợp đồng bị mất việc do dịch Covid-19, Chính phủ quy định điều kiện để được hỗ trợ trước hết là lao động phải có mức thu nhập thấp hơn 1,3 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị và 1 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(DEV) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Bên trong siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh khiến nhiều quan chức vướng lao lý

Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sài Gòn - Đại Ninh là một trong những siêu dự án ở Lâm Đồng. Sau nhiều năm triển khai, dự án khiến hàng loạt quan chức từ Trung ương đến địa phương vướng vào lao lý.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.