Ai Cập: Một nền kinh tế lớn 'bất ổn'

Thuỷ Bình - 04/03/2023 08:23 (GMT+7)

(VNF) - Nền kinh tế Ai Cập đã chịu áp lực nặng nề trong năm qua, với việc đồng bảng Ai Cập sụt giảm, ngoại tệ cạn kiệt và lạm phát tăng vọt.

VNF
Một góc thành phố Cairo, thủ đô của Ai Cập.

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn kinh tế

Một số nguyên nhân đã có từ nhiều thập kỷ trước, chẳng hạn như chính sách phát triển công nghiệp và xuất khẩu thất bại đã tạo ra thâm hụt thương mại dai dẳng.

Ngoài ra, việc đồng tiền được định giá quá cao, trong khi các thể chế quản lý còn nhiều bất ổn đã khiến việc đầu tư và cạnh tranh trên thị trường trở nên ảm đạm. Các gói trợ cấp, dù hiện tại đã giảm nhiều, từ lâu đã khiến ngân sách nước này cạn kiệt.

Đầu tư nước ngoài bên ngoài lĩnh vực dầu khí rất ít, khiến các khoản thu từ kiều hối, phí quá cảnh Kênh đào Suez và du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Theo Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi, tình trạng kinh tế Ai Cập đã trở nên hỗn loạn sau cuộc nổi dậy năm 2011 và tốc độ tăng dân số nhanh chóng (khoảng 1,7% vào năm 2021, theo dữ liệu World Bank). Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2020, như mọi quốc gia khác trên thế giới, Ai Cập cũng chịu những tác động từ đại dịch Covid-19 và cuộc chiến quân sự tại Ukraine. 

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thế giới, việc duy trì đồng bảng Ai Cập đắt đỏ, sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài trong khi không cải thiện cơ cấu kinh tế, đi kèm với những chính sách không mấy hiệu quả mới là nguyên nhân khiến tình hình kinh tế đất nước ngày càng trầm trọng.

Tình trạng nền kinh tế hiện tại

Nền kinh tế Ai Cập đang tăng trưởng ổn định, nhưng do dân số tăng đột biến, nên tác động tích cực từ sự tăng trưởng, được dự báo ở mức 4 - 5% trong năm nay, cũng trở nên nhỏ bé hơn. Theo nhiều người dân Ai Cập, mức sống của họ đang dần bị huỷ hoại.

Kể từ tháng 3/2022, đồng bảng của Ai Cập đã mất giá gần 50% so với đồng USD. Tình trạng thiếu hụt USD trầm trọng đã cản trở hoạt động nhập khẩu và gây ra tình trạng tồn đọng hàng hóa tại các cảng, gây tác động dây chuyền đối với ngành công nghiệp địa phương.

Theo dữ liệu chính thức, lạm phát hàng năm tại Ai Cập đã tăng lên 25,8% trong tháng 1, mức cao nhất trong 5 năm. Giá nhiều loại thực phẩm thiết yếu đã tăng nhanh hơn nhiều.

Theo dữ liệu được tổng hợp bởi các tổ chức quốc tế cũng như báo cáo từ chính phủ, Ai Cập có khoảng 30% dân số là người nghèo trước đại dịch Covid-19. Tới nay, con số đã tăng gấp đôi, với khoảng 60% trong số 104 triệu công dân của Ai Cập sống dưới mức nghèo hoặc gần với mức nghèo.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống chỉ còn hơn 7%, nhưng tỷ lệ tham gia thị trường lao động cũng giảm dần trong thập kỷ tính đến năm 2020. Hệ thống giáo dục trong tình trạng đáng báo động, còn những sinh viên tốt nghiệp thì không lựa chọn ở lại trong nước mà tìm kiếm các cơ hội ra nước ngoài.

Khi hệ quả từ cuộc chiến tại Ukraine gây ra cú sốc kinh tế mới nhất cho Ai Cập, Cairo đã nhận được hàng tỷ USD tiền gửi và đầu tư từ các đồng minh vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Mặc dù vậy, các khoản đầu tư mới từ các quốc gia vùng Vịnh dần trở nên thưa thớt hơn do họ tìm kiếm những địa điểm đầu tư mang lại lợi nhuận, trong khi Ai Cập chưa thể cho thấy những tiềm năng kinh tế của mình.

Vào tháng 12/2022, chính phủ cho biết họ đã bắt đầu đàm phán về gói tài chính mới nhất từ ​​IMF, cuối cùng xác nhận khoản vay trị giá 3 tỷ USD liên quan đến các cải cách, bao gồm việc giảm dấu ấn của nhà nước và quân đội trong nền kinh tế.

Gánh nặng nợ quá lớn

Gánh nặng nợ của Ai Cập đang tăng lên, mặc dù các nhà phân tích có những quan điểm tương đối khác biệt về mức độ rủi ro mà điều này gây ra.

Chính phủ Ai Cập dự báo rằng vào cuối năm tài chính vào tháng 6, nợ công sẽ ở mức 93% GDP, trong khi mục tiêu của quốc gia là giảm nợ công xuống mức 75% vào năm 2026.

Gánh nặng nợ nần chồng chất, lãi suất tăng và giá trị đồng tiền giảm đã làm tăng chi phí trả nợ. Các khoản thanh toán lãi cho nợ được dự báo sẽ "nuốt chửng" hơn 45% tổng doanh thu trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2023.

Các khoản thanh toán gốc và lãi đáng kể đối với nợ nước ngoài cũng góp phần tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu đối với tài trợ bằng ngoại tệ. Chỉ tính riêng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ai Cập phải trả riêng cho IMF 11,4 tỷ USD trong 3 năm tới.

Xem thêm >> 'Cạn' ngoại tệ, Ai Cập chỉ bán vé tàu cho người nước ngoài bằng EUR, USD

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

TP.HCM lên đề án cấp sổ đỏ cho 80.000 nền đất và căn hộ

(VNF) - Tại TP. HCM, từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (ngày 1/7/2014) đến tháng 4/2023, có 81.085 căn thuộc nhiều dự án chưa được cấp sổ hồng do còn nhiều vướng mắc.

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

AI là 'số hoá bản thân con người, là lao động tạo ra tài sản cho con người'

(VNF) - Theo ông Ngô Sơn Dương - CEO INGO Digital Transformation, AI giúp con người hiểu rõ mình hơn, là “người lao động” tạo ra “tài sản” cho người sở hữu nó.

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

Nhà phố Bình Dương: ‘Cân não’ giữa người bán và người mua

(VNF) - Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho rằng, thị trường nhà phố Bình Dương đã có tín hiệu chuyển biến tích cực, nhưng người mua vẫn có tâm lý khó chấp nhận sản phẩm chào bán với giá cao và hình thành trong tương lai.

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

Bất ngờ ngân hàng có lợi nhuận tăng gấp 70 lần trong quý I/2024

(VNF) - Trong quý I/2024, PVcomBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 344 tỷ đồng, gấp gần 70 lần cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến là nguồn thu đóng góp chính trong tổng thu nhập hoạt động của nhà băng này.

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

Cấm phân lô, bán nền: Thổ cư không thể tách bán, bố mẹ không chia được đất cho con?

(VNF) - Việc quy định sẽ không cho phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 áp dụng sớm từ 1/7/2024 được cho là sẽ giúp thị trường thanh lọc các nhà đầu tư yếu kém. Tuy nhiên quy định này cũng sẽ khiến nhiều người dân lo lắng.

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

VNG bắt tay 'ông lớn' ngành game Roblox

(VNF) - Trong khuôn khổ Ngày hội Game Việt Nam (Gameverse) 2024, VNG và Roblox đã chính thức công bố việc hợp tác giữa 2 bên tại thị trường Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra thị trường vàng ngay trong tháng 5/2024.

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

(VNF) - Một cơn bão địa từ với cường độ G5 - "cực mạnh" đã tấn công Trái đất vào ngày 10/5 (giờ Mỹ), tạo ra cực quang tại khu vực Bắc Mỹ nhưng đi kèm nguy cơ làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc.

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 260 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.