97-98% doanh nghiệp Việt gặp hạn chế trong tiếp cận tài chính chính thức

Vũ Long - 26/03/2023 14:18 (GMT+7)

TS.Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chia sẻ với Lao Động về những giải pháp căn cơ để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

VNF
Doanh nghiệp phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023

- Thưa bà, báo cáo tháng 3.2023 của Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể tăng trưởng ở mức 6,3%. Nhu cầu trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát có thể gia tăng và thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động lớn trong năm nay. Bà đánh giá như thế nào về những khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng?

- TS Trần Thị Hồng Minh: Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không chỉ trong năm 2023 mà còn ở những năm tiếp theo. Thứ nhất, trên bình diện chung, tăng trưởng chậm lại ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng này đã được dự báo trước, thậm chí đã diễn ra từ cuối quý IV/2022.

Nếu không cải thiện được khả năng cạnh tranh và khai thác các thị trường mới, chúng ta có thể gặp phải tình trạng suy giảm các đơn hàng xuất khẩu, ngay cả ở các ngành may mặc, da giầy… vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Thứ hai, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp  dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau. Dù có nhận thức tốt hơn về các yêu cầu, tiêu chuẩn phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhìn nhận đây là một khó khăn không nhỏ để duy trì khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Doanh nghiệp phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023. Ảnh: Vũ Long
Thứ ba, vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, khoảng 97-98% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận tài chính chính thức.

Thứ tư là việc bảo đảm chất lượng lao động góp phần tăng năng suất lao động và thích ứng với yêu cầu làm việc trong bối cảnh mới (gắn với chuyển đổi số, phục hồi xanh,…). Khó khăn về năng suất, chất lượng lao động là vấn đề không mới, nhưng chúng ta chưa tạo được đột phá cả ở cấp độ nền kinh tế cũng như cấp độ doanh nghiệp...

- Thưa bà, để tháo gỡ những khó khăn nói trên, cần thực hiện các giải pháp nào?

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng tư vấn, nhận thức cho doanh nghiệp để chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới.

Theo khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu hiểu biết đầy đủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào các thị trường xuất khẩu.

Theo thông tin từ EuroCharm, hầu hết hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa được nhận diện thương hiệu do các doanh nghiệp chưa ý thức được đúng tầm quan trọng của tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu hay tiêu chuẩn chất lượng. Điều này dẫn đến số lượng hàng hóa bị trả về còn cao, trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chưa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ để tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam.

Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu, ngoài việc trang bị dây chuyển, máy móc, công nghệ cũng cần phải tìm hiểu và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng hóa của các thị trường đối tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các thị trường mới, bên cạnh các thị trường truyền thống.

Thứ hai, Chính phủ cần tạo không gian hơn nữa cho các mô hình kinh tế mới một cách bền vững. Cụ thể, chúng ta cần sớm có các quy định, chính sách cụ thể hơn đối với kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển kỹ năng lao động gắn với số hóa, từ đó cải thiện năng suất lao động;

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thông qua giảm phát thải gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Cam kết phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam tại COP26 cũng là một tuyên ngôn mạnh mẽ về mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế để khuyến khích huy động và sử dụng nguồn lực. Để tạo động lực cho người dân bỏ vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, các định hướng quan trọng cần làm là duy trì, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, các chương trình, chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp cần được thực hiện sớm, phát huy tác dụng sớm.

Thứ tư, phát động chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. CIEM đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc, chỉ đạo các định hướng nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động quốc gia. Trong đó, một số trọng tâm quan trọng là thúc đẩy năng suất lao động gắn với chuyển đổi số, các sáng kiến liên kết vùng và tạo động lực để chuyển khu vực phi kinh tế chính thức sang hoạt động chính thức.

- Xin cảm ơn bà!

Theo LĐO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.