50 năm ký kết Hiệp định Paris 1973: Mốc son chói lọi và những bài học trường tồn

Quỳnh Anh - 16/01/2023 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 16/1, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học: “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

VNF
Hội thảo khoa học: “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, những nhân chứng lịch sử cùng trao đổi về tầm quan trọng của Hiệp định Paris năm 1973 đối với tiến trình lịch sử dân tộc, đồng thời đúc kết những bài học kinh nghiệm từ sự kiện này để ứng dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Đồng chủ trì hội thảo là ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đến tham dự hội thảo có khoảng 350 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và Thành phố Hà Nội; các nhân chứng lịch sử, đại diện thành viên hai đoàn đàm phán, các cán bộ lão thành; các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu và trường đại học.

Nội dung hội thảo được tổ chức thành 2 phiên, bao gồm Phiên 1: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết, thi hành Hiệp định Paris, được chủ trì bởi Bộ Quốc phòng; và Phiên 2: Vận dụng những bài học của Hiệp định Paris trong triển khai đường lối Đại hội XIII, được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết tại Paris (Pháp), mở ra bước ngoặt trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn. (Ảnh: TTXVN)

Ông Nguyễn Xuân Thắng cũng đề nghị các ý kiến cần tập trung làm rõ ý nghĩa to lớn của Hiệp định Paris đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, đúc rút và chắt lọc những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng trong tình hình mới.

Trong mỗi phiên, các nhân chứng lịch sử, các đại biểu là nguyên lãnh đạo và người tham gia trực tiếp vào đoàn đàm phán đã trình bày hơn 10 tham luận liên quan tới Hiệp định Paris, từ quá trình chuẩn bị gấp rút, tiến trình đàm phán gay go, phân tích những yếu tố then chốt tạo nên sự thắng lợi của hiệp định, những khía cạnh mới mẻ chưa từng được tiết lộ trong cuộc đàm phán, cho tới những bài học ứng dụng cho công cuộc đối ngoại và đào tạo cán bộ hiện nay của đất nước.

Thảo luận về ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết, thi hành Hiệp định Paris, các đại biểu nhất trí khẳng định thắng lợi của Hiệp định Paris là kết quả của sự vận dụng nhuần nhuyễn và xuyên suốt tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đánh dấu sự trưởng thành của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam hiện đại.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết hội thảo đã làm sáng tỏ thêm nhiều thành tựu, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris; khẳng định rõ hơn tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; khẳng định vài trò và sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phát biểu bế mạc hội thảo. 

Ngoài ra, hội thảo cũng là dịp để tri ân công lao, sự hy sinh và sự đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ cách mạng đi trước, đặc biệt là các cán bộ đã tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo, ký hết Hiệp định.

Ông Bùi Thanh Sơn khẳng định trong 50 năm qua, Hiệp định Paris vẫn để lại những bài học có giá trị trường tồn, là một mốc son trong lịch sử Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Thông qua các tham luận sâu sắc được trình bày, ông Bùi Thanh Sơn nhắc lại một số bài học quan trọng trong quá trình vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc thời gian tới.

Bài học thứ nhất là về sự tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối, sáng suốt của Đảng.

Thứ hai là bài học về sự nhạy bén, chính xác trong đưa tin, dự báo tình hình, tận dụng, tranh thủ thời cơ, đặc biệt là chủ động tạo thời cơ để tiến hành “vừa đánh vừa đàm”, phối hợp nhịp nhàng các mặt trận chính trị - quân sự - ngoại giao.

Thứ ba là về chủ trương giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Thứ tư là bài học về việc sử dụng sức mạnh tổng hợp, kết hợp các binh chủng, các mặt trận, nguồn lực trong toàn bộ quá trình đàm phán Hiệp định Paris.

Thứ năm là sự kết hợp hài hoà giữa nội lực và điều kiện thuận lợi bên ngoài, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

“Có thể nói Hiệp định Paris và những bài học quý báu trên là một minh chứng lịch sử sống động cho khát vọng hoà bình, chính nghĩa, truyền thống, ngoại giao hoà hiếu của dân tộc Việt Nam; là tiền đề quan trọng của đường lối, cơ quan độc lập, dân chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, ông Bùi Thanh Sơn phát biểu.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo ngày 16/1, Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao) đã cho ra mắt đặc san “50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá", dày 200 trang bằng tiếng Việt, bao gồm những bài viết của những người trực tiếp tham gia cuộc đàm phán lịch sử như bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng Phái đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời; hay nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Ngoài ra còn nhiều bài viết khác của nhiều học giả, nhà nghiên cứu ngoại giao, những nhà báo, bạn bè quốc tế đã ủng hộ hết mình cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Xem thêm >> Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ: 'Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.