2023: Năm bội thu của thương mại Nga - Trung

Mộc An - 22/12/2023 14:36 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc và Nga đã kết thúc một năm “hợp tác bội thu” bằng cuộc gặp thường niên cuối năm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại Bắc Kinh, trong đó hai bên cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ trong một loạt vấn đề khi thương mại song phương đạt kỷ lục.

Thương mại song phương bùng nổ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong cuộc gặp với Thủ tướng Mikhail Mishustin ngày 20/12 rằng thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đã vượt 200 tỷ USD trong 11 tháng qua, đánh dấu thành tích vượt tiến độ so với mục tiêu hai nước đặt ra trước đó.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin.

Nga nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 vừa qua, sau Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại với Nga đã tăng 26,7% trong 11 tháng qua, đạt mức kỷ lục 218,17 tỷ USD.

Chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang Hanhui cho hay Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Moscow trong 13 năm liên tiếp. “Phạm vi hợp tác song phương không ngừng mở rộng và mối quan tâm của các công ty Trung Quốc trong hợp tác với Nga ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng”, ông Zhang cho hay.

Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrey Belousov trước đó đã dự báo thương mại song phương giữa Bắc Kinh và Moscow sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, các số liệu thương mại mới nhất cho thấy “khả năng phục hồi mạnh mẽ và triển vọng rộng lớn” về hợp tác giữa 2 nước.

“Nga và Trung Quốc nên phát huy tối đa lợi ích của sự tin cậy chính trị lẫn nhau và tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại, năng lượng và kết nối”, ông Tập nhấn mạnh.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã nổi lên như một huyết mạch kinh tế quan trọng đối với Nga sau khi Mỹ và các đồng minh cắt giảm thương mại và áp đặt các lệnh trừng phạt sau khi xung đột Ukraine bùng nổ.

Bắc Kinh thời gian gần đây đã tăng cường mua năng lượng từ nước láng giềng phía bắc và trở thành nhà cung cấp hàng tiêu dùng quan trọng cho thị trường đang bị phương Tây cô lập này.

Hai nước cũng tăng cường hợp trong một loạt lĩnh vực nhân chuyến thăm kéo dài hai ngày của Thủ tướng Nga Mishustin tới Bắc Kinh, bao gồm cuộc gặp cấp cao thường niên cuối năm do Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì hồi đầu tuần qua.

Theo một thông báo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các thỏa thuận được ký kết bao gồm tăng cường thủ tục thương mại, vận tải, thương mại điện tử và hải quan, đồng thời tăng cường hợp tác phát triển các tuyến vận chuyển Bắc Cực, sản xuất máy bay, thám hiểm không gian và định vị vệ tinh.

Theo hãng truyền thông nhà nước Nga Tass, ông Mishustin cho biết quan hệ giữa hai nước láng giềng đã đạt đến “mức cao nhất từ ​​trước đến nay”.

Không còn sử dụng đồng USD trong thương mại

Theo Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, các đồng tiền phương Tây gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn trong thương mại Nga - Trung, vì gần như tất cả các khoản thanh toán giữa hai nước hiện được thực hiện bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Theo Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, các đồng tiền phương Tây gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn trong thương mại Nga-Trung.

“Chúng tôi tiếp tục tăng tỷ trọng sử dụng tiền tệ quốc gia trong các hoạt động thanh toán chung. Nếu vào năm 2020, con số này là khoảng 20% ​​thì năm nay chúng tôi thực sự đã loại bỏ hoàn toàn tiền tệ của các nước thứ ba trong giao dịch”, ông Mishustin cho hay.

Ông cũng đề cập đến việc tăng cường quan hệ kinh doanh, đồng thời nhắc lại diễn đàn kinh doanh chung được tổ chức tại Thượng Hải vào tháng 5 đã thu hút hơn 1.500 doanh nghiệp từ cả hai nước.

“Chúng tôi đang tạo điều kiện tối đa cho công việc của các công ty thương mại trên thị trường Nga và Trung Quốc. Chúng tôi có một chương trình nghị sự chung sâu rộng”, ông Mishustin nhấn mạnh.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thì lưu ý rằng sự hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh tiếp tục được tăng cường và ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh “bất ổn toàn cầu”.

Nga và các đối tác thương mại của họ đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ thay thế trong thương mại song phương sau khi các lệnh trừng phạt đã tách Moscow khỏi hệ thống tài chính phương Tây một cách hiệu quả. Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang thanh toán bằng tiền tệ quốc gia trong thương mại với Nga.

Xem thêm >> Cạn tiền hỗ trợ Ukraine, Mỹ và EU ‘bất chấp tất cả’ tịch thu 300 tỷ USD của Nga?

Theo CNN, RT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.