2017 - Năm khó đoán định với thị trường M&A thế giới

PV - 03/02/2017 15:09 (GMT+7)

2017 được cho là một năm khó đoán của thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) khi mà cả nền kinh tế và chính trường của thế giới đều có những biến chuyển, nối tiếp diễn biến đầy "ngẫu hứng" bắt nguồn từ năm 2016.

Nếu như năm 2015 chứng kiến số lượng kỷ lục các thương vụ M&A thành công thì năm 2016 được cho là năm kỷ lục của các thương vụ đổ bể do Mỹ đang thắt chặt quy định chống độc quyền và quyết tâm hủy bỏ các thương vụ M&A được cho là trợ giúp trốn thuế hoặc có nguy cơ gây tổn hại tới an ninh quốc gia.

Chính thực tế trên đã khiến các doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn trước mỗi quyết định mua bán hoặc sáp nhập.

Bên cạnh đó, cú sốc Brexit đã gây ra các tác động liên hoàn trên thị trường, cũng được cho là gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý giới đầu tư. Theo nhận định của tiến sỹ Markus Nauheim, đối tác của công ty luật Gibson, Dunn & Crutcher LLP, 2016 còn là "năm của những bất ổn và thiếu niềm tin," trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại ở các quốc gia "át chủ bài" của thế giới như Trung Quốc, Nga và Brazil, trong khi một số quốc gia thành viên EU chưa thoát khỏi khủng hoảng nợ công... Tất cả đều đánh thẳng vào tâm lý các nhà đầu tư ngay từ đầu năm 2016 và tình hình càng thêm trầm trọng sau sự kiện Brexit hồi giữa năm.

Đặc biệt, không chỉ giới quan tâm chính trị mới dõi theo cuộc chạy đua gay cấn vào Nhà Trắng mà cả thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) dường như cũng "dậy sóng" theo.

Số liệu cho thấy trong tháng 10.2016 (thời điểm trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ), thị trường Mỹ đã chứng kiến 602 thương vụ M&A với tổng trị giá lên đến 329 tỷ USD. Con số này chỉ cách mức cao kỷ lục trong lịch sử M&A Mỹ hồi tháng 7.2015 là 3 tỷ USD.

Các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động M&A toàn cầu. Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện có khoảng 500 thương vụ M&A ở nước ngoài, liên quan đến 16 ngành nghề ở 67 nước và vùng lãnh thổ với giá trị giao dịch thực tế tiếp tục giữ xu hướng tăng.

Còn tại Vương quốc Anh, một xu hướng rõ nét đang chi phối hoạt động M&A ở nước này trong thời kỳ hậu Brexit là các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các giao dịch mua bán-sáp nhập bằng đồng USD để kiếm lời, trong khi hoạt động này giữa các doanh nghiệp của nước Anh với nhau lại sụt giảm mạnh.

Năm 2016, giá trị các thương vụ M&A của nước Anh được thực hiện bởi các doanh nghiệp nước ngoài đạt 143,7 tỷ USD, giảm so với năm 2015 những vẫn trên mức trung bình năm của giai đoạn 2010-2015.

Trong khi đó, với 1.355 thương vụ, hoạt động M&A trong nội địa nước Anh chỉ ở mức 33,7 tỷ USD, dưới mức trung bình/năm trong giai đoạn kể trên (53,4 tỷ USD). Đặc biệt, bất chấp những cảnh báo của Chính phủ Nhật Bản về một tiến trình Brexit có thể gây ra những lộn xộn, Xứ sở Hoa anh đào vẫn là quốc gia tích cực nhất tại châu Á trong các hoạt động mua các công ty của nước Anh trong năm 2016.

Tờ Financial Times dẫn số liệu cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2016 đã chi 33,5 tỷ USD để mua 37 công ty và doanh nghiệp của nước Anh. Con số này của năm 2015 là 29 công ty, với tổng trị giá chỉ có 9,5 tỷ USD.

Truyền thông, chế tạo robot, bơ sữa, tiêu dùng bán lẻ, dịch vụ khách sạn và dược phẩm là các lĩnh vực tiêu biểu thống lĩnh thị trường M&A năm 2016 và được dự đoán sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm 2017.

Mặc dù các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về triển vọng nền kinh tế toàn cầu trong năm 2017 nhưng giới quan sát có cái nhìn không trùng khớp. Các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Anh Reuters cho rằng lạm phát leo thang và đồng USD mạnh lên do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ là hai trong số các yếu tố tạo "sóng" cho nền kinh tế năm nay.

Thương mại toàn cầu vốn đang ảm đạm giữa bối cảnh kinh tế thế giới vừa thoát khỏi khủng hoảng tài chính (bắt đầu từ gần 10 năm trước) được dự đoán sẽ còn đi xuống. Các yếu tố trên gộp với các sự kiện tiêu biểu tiếp nối từ năm 2016 là tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Brexit, khủng hoảng di cư châu Âu, tăng trưởng giảm tốc tại một số nền kinh tế chính yếu, giá dầu và giá hàng hóa biến động... sẽ tác động trực tiếp không nhỏ tới thị trường M&A.

Rõ nhất là Brexit, bởi đây là mối quan hệ giữa một bên là trung tâm tài chính của thế giới (Anh), bên còn lại là liên minh 28 nền kinh tế. Theo báo cáo mới công bố của hãng luật Baker & McKenzie, giá trị của các thương vụ M&A trên quy mô toàn cầu có thể giảm đến 1.600 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nếu nước Anh không nhanh chóng đạt được thỏa thuận với EU về các điều kiện rút khỏi khối này.

Theo Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.