10 tỷ phú gia tăng tài sản đáng kinh ngạc trong đại dịch COVID-19

Hải Vân - 20/12/2020 18:01 (GMT+7)

10 trong số những người giàu nhất thế giới đã nâng khối tài sản khổng lồ của họ lên hơn 400 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

VNF
Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng từ 70 tỷ USD lên 185 tỷ USD. Ảnh: AP

Theo trang The Guardian (Anh), số tài sản tăng thêm mà 10 tỷ phú tích lũy được khoảng 450 tỷ USD, theo số liệu của Forbes trong 9 tháng qua, nhiều hơn 348 tỷ USD mà chính phủ Anh ước tính đã chi để giải quyết hậu quả của đại dịch và thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19 đã gây ra cho 66 triệu người.

Trong một báo cáo liên quan, nhóm vận động Người Mỹ vì Công bằng Thuế ước tính khối tài sản tập thể của 651 tỉ phú Mỹ đã tăng 1,1 tỉ USD so với cùng kỳ.

“Lợi nhuận trong đại dịch nhiều đến mức các tỉ phú của Mỹ có thể chi cho một dự luật cứu trợ dịch COVID-19 lớn mà vẫn không cần lấy thêm 1 xu nào từ khối tài sản trước đại dịch. Sự tăng trưởng tài sản của họ lớn đến mức chỉ riêng họ cũng có thể cung cấp khoản kích thích 3.000 USD cho mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong nước, trong khi khối tài sản này vẫn nhiều hơn so với 9 tháng trước đó”, ông Frank Clemente, thành viên nhóm vận động Người Mỹ về công bằng thuế cho biết.

Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon, đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng vọt 70 tỉ USD kể từ tháng 3 lên mức kỷ lục 185 tỉ USD. Các chuyên gia cho rằng khi hàng trăm triệu người bị mắc kẹt tại nhà, họ đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của “gã khổng lồ” giao hàng trực tuyến để phục vụ mục đích ăn uống và giải trí.

Các thành viên khác của giới siêu giàu cũng nhận thấy những lợi ích tài chính khổng lồ trong cuộc khủng hoảng này. Đó là Elon Musk, nhà sáng lập tài ba của Tesla; Bernard Arnault, tỉ phú người Pháp sở hữu phần lớn cổ đông thương hiệu xa xỉ LVMH; Mark Zuckerberg của Facebook và Larry Page của Google

Bà Ana Arendar, người đứng đầu chiến dịch chống bất bình đẳng của Oxfam cho biết, thực tế những người giàu nhất trong số những người giàu đã kiếm được rất nhiều tiền trong đại dịch COVID-19.

“Việc khối tài sản của một số ít người gia tăng trong khi hàng trăm triệu người đang phải gánh chịu hậu quả do đại dịch gây ra chẳng khác nào việc chối bỏ trách nhiệm”, bà nói về việc các chính phủ trên thế giới không hành động trong việc gia tăng bất bình đẳng. “Tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ khi hàng trăm triệu người phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng. Trong đó, nhiều người đã rơi vào cảnh nợ nần, đói khát và rơi vào cảnh túng quẫn”, bà Arendar nói.

Bà cho rằng thuế tài sản hầu như không tạo ra sự khác biệt đối với vận may của những người giàu nhất, nhưng có thể cứu sống những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ đang bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, cổ phiếu của Amazon vẫn tăng 90% kể từ tháng 3.

Ông Jeff Bezos, người thành lập Amazon từ năm 1994, vẫn sở hữu 11% cổ phần của công ty, cũng như liên doanh du lịch vũ trụ Blue Origin và Washington Post. Trong thời kỳ đại dịch, tài sản của ông đã tăng 66%.

Tuần trước, vợ cũ của ông, Mackenzie Scott, tiết lộ rằng bà đã quyên góp 4 tỷ USD làm từ thiện trong 4 tháng qua. Số tiền quyên góp của bà kể từ khi đại dịch bùng phát đã tăng lên tới gần 6 tỷ USD. Bà Scott có khối tài sản hơn 50 tỷ USD sau khi giải quyết ly hôn với ông Bezos vào năm ngoái và đã hứa sẽ mang phần lớn tài sản của mình đi từ thiện. Bà cho biết COVID-19 “là một quả bóng phá hủy cuộc sống của những người Mỹ vốn đang gặp khó khăn, nhưng đã làm tăng đáng kể sự giàu có của các tỷ phú”.

Tuy nhiên, lợi nhuận của nhà sáng lập Amazon vẫn bị coi là nhạt nhòa so với Elon Musk, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty xe điện Tesla.

Tài sản của ông Musk tăng vọt từ 25 tỷ USD vào tháng 3 lên 153 tỷ USD, khi các chuyên gia cho rằng đại dịch sẽ khiến các chính phủ đẩy nhanh việc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang sử dụng xe điện. Ông Elon Musk, 49 tuổi, hiện sở hữu 20% cổ phần của Tesla và là người giàu thứ hai thế giới, tăng từ vị trí thứ 35 trong bảng xếp hạng tỉ phú toàn cầu hồi tháng 1.

Cổ phiếu Tesla đã tăng gần gấp 7 lần kể từ tháng 3, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng công ty này chắc chắn sẽ là nhà tiên phong trong một tương lai điện. Việc Tesla sắp gia nhập chỉ số blue-chip S&P 500 vào ngày 21/12, cũng đã khiến giá cổ phiếu của công ty tăng mạnh hơn nữa trong những tuần gần đây.

Elon Musk, người sáng lập Tesla, một thành viên khác của giới siêu giàu có sở hữu khối tài sản khổng lồ trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: Getty Images

Bernard Arnault, người giàu nhất châu Âu, đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bùng phát. Khi nhu cầu đối với các thương hiệu cao cấp LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton gia tăng trở lại, tài sản của Arnault đã tăng từ 69 tỷ USD vào tháng 3 lên 148 tỷ đô la, giúp ông trở thành người giàu thứ ba trên hành tinh.

Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft, cũng đã trở thành nhà từ thiện và là người giàu thứ 4 trên thế giới, với khối tài sản ước tính 120 tỷ USD. Tài sản của ông đã tăng khoảng 20 tỷ USD kể từ tháng 3. Trong cùng thời gian, vị tỷ phú cũng đã cam kết chi hàng tỷ USD cho việc phát triển vaccine COVID-19 và các dự án chăm sóc sức khỏe.

Tài sản của nhiều tỷ phú khác cũng đã tăng đáng kể từ khi đại dịch bùng phát. Mark Zuckerberg của Facebook, đã chứng kiến tài sản của mình tăng khoảng 80% lên 100 tỷ USD. Nhà đầu tư Warren Buffett cũng có khối tài sản tăng 26% lên 85 tỷ USD, Larry Ellison - người đồng sáng lập Oracle - có khối tài sản tăng 50% lên 88 tỷ USD. Tài sản của Larry Page, người đồng sáng lập công cụ tìm kiếm Google đã tăng tài sản của mình lên gấp đôi lên 76 tỷ USD, và tài sản của nhà đồng sáng lập của ông, Sergey Brin, đã tăng tương tự lên 74 tỷ USD. Amancio Ortega, người sáng lập Inditex, cũng đã chứng kiến tài sản của mình tăng 47% lên 75 tỷ USD.

“Mọi người có lẽ không đánh giá cao sự giàu có của các tỷ phú. Để giúp bạn có một cái nhìn cụ thể hơn, hãy tưởng tượng rằng sự gia tăng giá trị ròng của 10 tỷ phú này trong 10 tháng qua nhiều hơn số tiền ước tính mà Chính phủ Anh đã chi trong năm nay để giải quyết những hậu quả kinh tế và sức khỏe do dịch COVID-19 gây ra cho 66 triệu người”, ông Luke Hildyard, Giám đốc điều hành High Pay Center, một tổ chức nghiên cứu việc trả lương quá cao tại Anh, cho biết.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.