Công nghệ

Tổng giá trị gọi vốn, M&A các startup khu vực ASEAN đạt 15,18 tỷ USD

Các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á ngày càng đạt được sự chú ý của các nhà đầu tư mạo hiểm, tư nhân trên toàn cầu

Tổng giá trị gọi vốn, M&A các startup khu vực ASEAN đạt 15,18 tỷ USD

Sau 9 năm hoạt động với số vốn ban đầu là 5.000 USD và với nhu cầu phát triển xa hơn, startup của Việt Nam là Tiki đã huy động và nhận được hỗ trợ tài chính từ nhiều nhà đầu tư.

Sau 9 năm hoạt động với số vốn ban đầu là 5.000 USD và với nhu cầu phát triển xa hơn, startup của Việt Nam là Tiki đã huy động và nhận được hỗ trợ tài chính từ nhiều nhà đầu tư. Từ quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI đến các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; nhà đầu tư từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo… và VNG, JD.com

Theo thống kê của DealStreetAsia, trong 7 tháng đầu năm 2019, các startup ở khu vực này đã nhận 8,58 tỷ USD đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm từ khắp nơi trên toàn cầu – đặc biệt từ những thị trường đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, con số này là 9,88 tỷ USD. Trong cả năm 2018, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã huy động được 14,7 tỷ USD.

Nếu tính cả các thương vụ đầu tư và M&A trong 7 tháng đầu năm nay (theo dữ liệu của DealStreetAsia), các startup khu vực Đông Nam Á đạt tổng 15,18 tỷ USD. Các khoản này đến từ nguồn vốn tư nhân hoặc vốn đầu tư mạo hiểm.

Trong đó, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng, chiếm 30,7% tổng giá trị thỏa thuận trong giai đoạn này. Thái Lan đứng ở vị trí thứ hai với gần 25% sau khi công ty cho vay thuộc Ngân hàng thương mại Siam bán 3 tỷ USD  cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho FWD của Hồng Kông. Indonesia lọt vào top ba ở mức 19,6%.

Cho đến nay những câu chuyện khởi nghiệp thành công của Đông Nam Á không chỉ đơn thuần là hướng đến kỳ lân.

Trong báo cáo nửa đầu năm 2019, công ty đầu tư mạo hiểm Cento Ventures lưu ý rằng khoảng 50% tổng đầu tư công nghệ ở Đông Nam Á trong nửa đầu năm được tính bằng các giao dịch lớn thường liên quan đến kỳ lân lớn đã bị giảm khoảng 70% so với vào năm 2018 .

Khu vực này có những con kỳ lân, hoặc các công ty khởi nghiệp tư nhân với mức định giá gần 1 tỷ USD được tung hô. Danh sách này bao gồm startup trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trong đó có VNPAY của ViệtNam, với khoản đầu tư gần đây không được tiết lộ; Momo, Sendo, Tiki, Topica; iflix, công ty đang chú ý IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Úc với mức định giá 1 tỷ USD. Công ty thời trang Zilingo, trị giá khoảng 970 triệu USD đang thu hút được sự yêu thích của con trai của chủ tịch SoftBank.

Ngoài ra có nhiều công ty đang tiến tới mức định giá 100 triệu USD và sẽ có những vòng gọi vốn giai đoạn cuối với quy mô lớn ngày càng tăng.

Ở các startup ở vòng gọi vốn này chủ yếu có trụ sở tại Singapore và Indonesia thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và fintech. Tuy nhiên, các khách sạn và phần mềm doanh nghiệp cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Tìm kiếm kỳ lân tiếp theo và lời hứa về lợi nhuận hào phóng, các quỹ đầu tư tiếp tục chiến lược gây quỹ lớn hơn ở khu vực này.

Trong 7 tháng đầu năm, các quỹ đầu tư có mối quan tâm đến Đông Nam Á đã tích lũy được tới 2,62 tỷ USD cam kết vốn cho tổng doanh thu năm ngoái là 2,12 tỷ USD.

Ngoài ra còn có các quỹ đang tập trung hoàn toàn hoặc một phần vào thị trường Đông Nam Á đã huy động được hơn 3,7 tỷ USD. Các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á cũng đã thu hút các nhà đầu tư cổ phần tư nhân, những người đang thích nghi với hệ sinh thái non trẻ và cho thấy sự sẵn sàng tăng lên để đặt cược sớm.

Vào tháng 6/2019, quỹ Warburg đã công bố một quỹ 4,25 tỷ USD cho Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Đông Nam Á là một trọng tâm của quỹ. Warburg là một trong những quỹ đầu tiên đầu tư vào Go-Jek và Trax, một giải pháp bán lẻ có trụ sở tại Singapore.

Tin mới lên